Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Tăng Huyết Áp

Mã tin: 878968 - Lượt xem: 252 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 878968 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. bstuanlong
    Thành viên mới Tham gia: 02/10/2014 Bài viết: 38
    Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Tăng Huyết Áp
    Nguyên lý chungĐịnh nghĩa
    : tăng huyết áp được xác định khi có tăng áp lực máu tới mức tăng nguy cơ tổn thương cơ quan đích trên giường mạch máu bao gồm mạch máu thận, mạch máu võng mạc, mạch máu não, tim và mạch máu chi.
    Phân loại
    § Huyết áp bình thường khi áp lực máu thì tâm thu (SBP) < 120 mm Hg và áp lực máu thì tâm trương (DBP) < 80 mmHg; khi đó việc can thiệp điều trị không có chỉ định.
    § Tiền tăng huyết áp được định nghĩa khi SBP từ 120 đến 139 mmHg hoặc DBP từ 80 đến 89 mmHg. Những bệnh nhân này khuyến khích nên thay đổi lối sống đề trì hoản sự tiến triển hoặc để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tăng huyết áp. Ở bệnh nhân tiền tăng huyết áp có bằng chứng tổn thương cơ quan đích hoặc bệnh tiểu đường nên bắt đầu điều trị bằng thuốc.
    § Bệnh Tăng Huyết Áp giai đoạn 1 (SBP từ 140 đến 159 mm Hg hoặc DBP từ 90 đến 99 mmHg) và tăng huyết áp giai đoạn 2 (SBP > 160 mm Hg hoặc DBP > 100mm Hg), điều trị bằng thuốc nên được bắt đầu đồng thời kết hợp với thay đổi lối sống làm giảm huyết áp < 140/90 mmHg đối với bệnh nhân không bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn. Huyết áp (HA) nên hạ thấp dưới 130/80 mmHg ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mạn. Những bệnh nhân với mức độ HA hơn 20/10 mmHg trên mục đích điều trị thường sẽ dùng hơn một loại thuốc để kiểm soát đạt hiệu quả hơn. Những bệnh nhân với HA 200/120 mmHg hoặc cao hơn nữa đòi hỏi phải điều trị nhanh chóng, và nếu có triệu chứng của tổn thương cơ quan đích thì nên nhập viện.
    § Cơn tăng huyết áp bao gồm tăng huyết áp cấp cứukhẩn cấp. Nó thường phát triễn ở những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng cũng có thể xảy ra ở những người trước đó hoàn toàn bình thường. Độ nặng của cơn tăng huyết áp không chỉ tuyệt đối dựa vào mức độ tăng huyết áp mà còn dựa vào tốc độ tăng nhanh của HA bới vì cơ chế tự điều chỉnh không có đủ thời gian để kịp đáp ứng.
    § Tăng huyết áp khẩn cấp được định nghĩa khi có tăng cao về huyết áp một cách hệ trọng, thường có DBP > 120 mmHg, và chiếm khoảng 1% trong số bệnh nhân tăng HA. Tăng huyết áp khẩn cấp (trên mức tăng huyết áp giai đoạn 2, tăng huyết áp có phù đĩa thị, tiến triễn biến chứng cơ quan đích hơn là có tổn thương, và tăng huyết áp nặng trong phẩu thuật) khuyên hạ huyết áp trong vòng vài giờ.
    [​IMG]

    § Tăng huyết áp cấp cứu bao gồm tăng huyết áp cấp với SBP > 210 mmHg và DBP > 130 mmHg biểu hiện triệu chứng với đau đầu, nhìn mờ, hoặc triệu chứng thần kinh khu trú, và tăng huyết áp ác tính (cần có sự biểu hiện của phù gai thị). Tăng huyết áp cấp cứu cần hạ nhanh huyết áp xuống khoảng 20-25% để ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương cơ quan đích (như bệnh não do tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp do suy thất thất trái cấp tính, bóc tách phình động mạch chủ, tiến triễn đến suy thận, hoặc sản giật.
    § Tăng huyết áp tâm thu đơn độc được định nghĩa khi SBP > 140 mm Hg và DBP bình thường thường xảy ra trên người già. Điều trị không dùng thuốc nên được bắt đầu với dùng thuốc để hạ SBP < 140 mmHg và nên đánh giá thường xuyên sự dung nạp của bệnh nhân đối với thuốc tăng huyết áp.
    Dịch tể học
    § Ở những người không tăng huyết áp khi vào độ tuổi 55-65 thì có yếu tố nguy cơ phát triễn bệnh tăng huyết áp 90%.
    § Tài liệu từ nguyên cứu Framingham chỉ ra rằng những bệnh nhân tăng huyết áp tăng nguy cơ gấp 4 lần bị đột quỵ mạch máu não, tăng gấp 6 lần bị suy Tim ứ huyết so với những người bình thường hoặc kiểm soát HA tốt.
    § Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở những bệnh lý như bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu, đột quỵ, suy tim, suy thận, tăng lên tỉ lệ thuận với mức HA tâm thu và tâm trương.
    § Trải qua 3 thập kỷ, việc điều trị tăng huyết áp đã đạt được kết quả làm giảm nhanh tỷ lệ tử vong trong bệnh đột quỵ và bệnh mạch vành. Ngược lại, tỷ lệ của bệnh thận giai đoạn cuối và bệnh suy tim ứ huyết phải nhập viện tiếp tục tăng. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp vẫn còn nghèo nàn chỉ có 34% bệnh nhân điều trị tăng huyết áp đạt được kết quả điều trị.
    Nguyên nhânTrong tất cả bệnh nhân bị tăng huyết áp, hơn 90% là tăng HA nguyên phát hoặc vô căn; còn lại là nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát như bệnh nhu mô thận, bệnh mạch máu thận, u tủy thượng thận, hội chứng Cushing, cường aldosteron nguyên phát, hẹp eo động mạch chủ, khó thở khi ngủ do tắc nghẽn, và bệnh lý ít gặp của trục thận-thượng thận gây ứ muối nước.
    Yếu tố nguy cơHuyết áp tăng theo tuổi. Những yếu tố khác góp phần tăng huyết áp gồm quá cân/béo phì, tăng lượng muối trong chế độ ăn, giảm hoạt động thể lực, tăng sử dụng rượu, và chế độ ăn ít trái cây, rau quả và kali.
    Phòng ngừa
    Việc phòng bệnh nên tập trung vào điều chỉnh các yếu tố nguy cơ. Chiến lược điều trị phải kết hợp với các yếu tố văn hóa, xã hội có liên hệ đến việc chăm sóc sức khỏe và thay đổi hành vi.
    Chẩn đoánNên đo huyết áp nhiều lần cho bệnh nhân trong tình trạng không căng thẳng ( như nghỉ ngơi, ngồi, bàng quang trống, thân nhiệt ổn định) để đánh giá huyết áp chính xác. Không nên chẩn đoán có tăng huyết áp chỉ qua một lần đo, ngoại trừ huyết áp > 210/120 mmHg hoặc tăng huyết áp đồng thời có tổn thương cơ quan đích. Hơn hai lần đo có chỉ số bất thường trong vài tuần theo dõi nên xem xét việc điều trị. Đo huyết áp một cách cẩn thận để loại trừ tăng huyết áp giả tạo vì nó có thể xảy ra ở người lớn tuổi có mạch máu cứng, khó đè ép. Theo dõi huyết áp liên tục 24h để đánh giá huyết áp trung bình của bệnh nhân và nguy cơ tổn thương cơ quan đích. Theo dõi huyết áp liên tục 24h rất có giá trị trong trường hợp (1) nghi ngờ tăng huyết áp áo choàng trắng, (2) tiền tăng huyết áp (huyết áp tâm thu 120-139 mmHg, huyết áp tâm trương 80-89 mmHg), (3) đánh giá khả năng kháng thuốc, (4) tăng huyết áp cơn. Tăng huyết áp được xác nhận nếu huyết áp tâm thu của bệnh nhân > 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg.
    Khám lâm sàngTăng huyết áp thường được phát hiện khi đi khám sức khỏe đinh kỳ ở những người không có triệu chứng. Mục đích phát hiện và xác nhận có tăng huyết áp cần đo huyết áp không xâm lấn một cách chính xác, vì vậy nên đo cho bệnh nhân ở tư thế ngồi đặt cánh tay ngang tim, băng quấn có kích thước chuẩn, đặt đúng vị trí một cách hợp lý bởi vì chỉ số huyết áp cao giả có thể xảy ra nếu băng quấn nhỏ. Lấy kết quả của hai lần đo, mỗi lần cách nhau 2 phút. Huyết áp tâm thu được ghi nhận tai tiếng Korotkoff phase I và huyết áp tâm trương được ghi nhận khi mất tiếng Korotkoff phase V. Nên đo huyết áp hai tay, lấy chỉ số huyết áp đo bên cao hơn. Khai thác bệnh sử của bệnh nhân để tìm nguyên nhân thứ phát và chú ý những thuốc đang sử dụng có ảnh hưởng đến huyết áp của bệnh nhân (như thuốc chống xung huyết, thuốc ngừa thai, thuốc kháng viêm Non-steroid, hormon giáp ngoại sinh, uống rượu gần đây, chất kích thích gây nghiện như cocaine). Chẩn đoán tăng huyết áp thứ phát nên xem xét trong những tình huống sau: (1) tuổi bắt đầu tăng huyết áp nhỏ hơn 30 hoặc lớn hơn 60, (2) tăng huyết áp khó kiểm soát sau khi đã bắt đầu điều trị, (3) tăng huyết áp ổn định trở nên khó kiểm soát, (4) xuất hiện cơn tăng huyết áp trên lâm sàng, (5) xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng của nguyên nhân thứ phát như hạ kali máu hoặc kiềm chuyển hóa mà không phải do điều trị thuốc lợi tiểu. Khám lâm sàng nên lưu ý những dấu hiệu thực thể của tổn thương cơ quan đích hoặc nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát như âm thổi mạch cảnh, tiếng tim T3 hoặc T4, âm thổi ở tim, dấu thần kinh định vị, tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, ran ở phổi, bệnh võng mạc, không đều hai bên, thận to hoặc thận nhỏ, đặc điểm Cushing và âm thổi vùng bụng.
    Đánh giá cận lâm sàng
    Tất cả những bệnh nhân mới chẩn đoán bị tăng huyết áp nên có đánh giá qua xét nghiệm cận lâm sàng như tổng phân tích nước tiểu, dung tích hồng cầu, đường huyết, creatinin huyết tương, canxi, acid uric, XQ ngực và điện tâm đồ. Tầm soát rối loạn lipid máu qua nồng độ cholesterol và triglyceride huyết tương. Ở một vài bệnh nhân nên làm siêu âm tim để đánh giá chức năng tim hoặc phát hiện phì đại thất trái.
    Những biểu hiện của bệnh cơ quan đíchTổn thương mạch máu lớn: giãn phình mạch, tăng xơ vữa mạch máu, bóc tách động mạch chủ.
    Bệnh tim cấp hoặc mạn tính: phù phổi, nhồi máu cơ tim; biểu hiện trên lâm sàng hoặc bằng chứng trên ECG của bệnh động mạch vành, phì đại thất trái trên ECG hoặc siêu âm tim.
    Tổn thương mạch máu não: xuất huyết trong não, hôn mê, co giật, rối loạn tri giác, đột quỵ, cơn thoáng thIếu máu não.
    Tổn thương thận: tiểu máu, tăng azot máu, creatinin huyết tương > 1.5 mg/dl, đạm niệu > 1+ trên que thử.
    Bệnh võng mạc: phù gai, xuất huyết, xuất tiết, bắt chéo động mạch võng mạc.
    Các bạn có thể tham khảo kỹ hơn trên wedsite chuyên nghành:
    Website chuyên nghành: http://thuocchuabenh.net
    Trung tâm hỗ trợ Tư vân sản phẩm : Bsdanghieu DT 0945.388.697
    [​IMG]
    #1
backtop