\/\/\/ sao mình thấy cái tên nghe " ngộ ngộ " vậy nhỉ.....Cái đó của mình mà " cu..cu..Đơ..đơ.." thì nguy...Hết mần ăn chi dc......
Xưa thật là xưa................ ....... Ngày xửa ngày xưa................ .. Nghe lưu truyền rằng kẹo Cu Đơ xuất xứ từ Hà Tĩnh ( nỏ biết thôn mô, xóm mô, xã mô, huyện mô hết nả ). Từ thời Pháp thuộc ấy có 1 ông cụ tên là Hai và làm nghề đúc kẹo, bí quyết nghề kẹo của ông không hề ai biết được. Nhưng kẹo ông làm ra thơm và ngon lại vừa dòn, thường được người ta mua làm quà tặng nhau xem như miếng quà là trầu câu chuyện khi mỗi lúc có dịp đi xa về gần. Một ngày nọ, vị toàn quyền Pháp (nỏ biết ông ni tên chi hết) đi công sứ qua đây, lúc đó người dân đang vào vụ mùa gặt hái, vị toàn quyền muốn được hít thở không khí hoang dã nơi đồng quê, được những người dân mời 1 bát nước chè xanh nóng hổi đựng nồi đất và ủ trong bọc rơm khô. Rồi lại được người dân mời miếng kẹo bọc trông tấm lá chuối khô, hơi ái ngại nhưng vì phép lich sự vị toàn quyền cũng cầm miếng kẹo và ăn ngon lành dưới những cặp mắt thân thiện của con người bản địa: Nhấp một ngụm nước chè nhỏ, sau phút ngỡ ngàng vị toàn quyền thốt lên: -Délicieux! (thật tuyệt vời) Rồi cả đám đông cùng cười ồ vui vẻ, người dân không hiểu gì nhưng họ biết chắc chắn vị toàn quyền đang vui lắm. Vị toàn quyền hỏi về nguồn gốc chiếc bánh kì lạ này, qua người thông dịch thì người dân chỉ cho vị này nơi đã cho ra đời những chiếc kẹo này. Vị toàn quyền này tìm về nơi ông cụ đang miệt mà với những mẻ kẹo huyền bí, sau 1 hồi hỏi han tên tuổi và không quyên mua về làm quà cho bạn bè và người thân hết thảy số kẹo mà ông cụ đang có, rồi lịch lãm chào tạm biệt như những người Pháp hào hoa lịch sự theo văn hóa thủ đô Paris. Vị toàn quyền không quên đề tên Gâteau de CU DEUX (bánh cu đơ) lên mỗi hộp mà ông gửi tặng, từ 'de' trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. BÁNH CU ĐƠ- thực chất là Cụ (tiếng Pháp viết không có dấu thành chữ Cu) Hai (tên ông cụ và tức là số 2 tiếng Pháp viết là deux), ghép cụm từ lại là CU DEUX, Đó là cách gọi của người Pháp thời đó ở AN NAM (Người Pháp gọi nước Việt Nam lúc bấy giờ). 1 số người sau này vẫn gọi là bánh mà không gọi là kẹo. Còn người Việt sau này phiên âm sang tiếng việt là CU ĐƠ, và gọi thân thiện là kẹo cu đơ đúng nghĩa của nó. Kể từ đó nghề làm kẹo CU ĐƠ bắt đầu phát triển cho đến ngày hôm nay. Ở đâu cũng có kẹo Cu Đơ nhưng mỗi nơi lại mang 1 hương vị gì đó khác nhau do bàn tay của từng người thợ nấu, và chất liệu củi họ đun nữa
Ồ vậy...!!! Mình nghe người khác kể khác na....ngày trước những người làm kẹo này...vì làm nhiều quá hay sao ko biết tất cả.....đều bị bệnh " trên bảo dưới ...xìu xìu...ển ển."...rồi ko có con.......rứa là cái đó đơ đơ lại.... Cảm ơn...Dân kinh doanh nhìu........