Cấu hình IP, Username, Telnet, SSH, WebUI trên Switch Maipu

Mã tin: 2675409 - Lượt xem: 182 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2675409 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. Linh vattubk
    Thành viên mới Tham gia: 04/05/2016 Bài viết: 1.759 Điện thoại: 0963237535
    Trong các bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình 1 số tính năng cơ bản trên các dòng switch Maipu như truy cập vào switch, cấu hình TELNET, SSH, hay truy cập vào giao diện web của thiết bị.

    Cấu hình mặc định trên switch Maipu

    Cũng giống như các dòng switch khác, về phần quản trị thì switch Maipu cũng có 2 loại, 1 loại switch thì ban đầu chưa có thông tin gì, các bạn bắt buộc phải có dây console để thiết lập ban đầu, 1 loại thì switch sẽ có tài khoản mặc định, và IP nhận theo DHCP để các bạn có thể truy cập vào giao diện web mà không cần dây console. Các switch có tài khoản mặc định ban đầu chủ yếu là các dòng smart switch cho SMB, còn lại tất cả các dòng cho Campus hay Datacenter thì đều không có IP và tài khoản mặc định, như các dòng S3230, S3330, S4330, NSS4330...

    Default Configure Type 1 Type 2

    Tài khoản mặc định Không admin/admin

    IP mặc định Không DHCP

    Tuy nhiên thì các bạn nên mua dây console để sử dụng, vì dây console thì chúng ta có thể kiểm tra được ngay cả khi switch chưa khởi động xong, và chúng ta cũng dễ xử lý sự cố khi bị lỗi về kết nối mạng.

    >>> Xem thêm: máy chủ dell genoa





    Truy cập vào switch bằng dây Console

    Trên tất cả các switch Maipu đều có 1 cổng Console RJ45, cổng này có thể ở phía trước ở phía sau switch tùy từng dòng, nó sẽ có ký hiệu Console hoặc CON ở ngay phía dưới cổng đó, nên các bạn có thể phân biệt được ngay.

    Ví dụ như ảnh phía trên là dòng Maipu S3330, cổng console của nó sẽ ở ngay phía bên phải mặt trước, các bạn có thể thấy có chữ console ở phía dưới, rất rõ ràng. Với các dòng switch này thì các bạn bắt buộc phải có dây console thì mới có thể cấu hình được, dây console cổng RJ45 thì chúng ta sẽ có 2 loại.

    Phía bên trái là loại dây console 1 đầu RJ45, 1 đầu RS232, thường dây này sẽ có đi kèm 1 số dòng switch Maipu, các bạn có thể xem phụ kiện đi kèm switch, trường hợp này các bạn sẽ cần mua thêm 1 đầu chuyển từ RS232 sang USB để kết nối vào máy tính, do trên máy tính ngày nay không có cổng RS232 nữa.

    Loại mới bây giờ thì dây console sẽ là 1 đầu RJ45, 1 đầu là USB, loại này thì các bạn có thể sử dụng được ngay, đầu RJ45 các bạn cắm vào cổng console trên switch, còn đầu USB các bạn cắm vào máy tính là được.

    Khi đó trên máy tính sẽ nhận dây console này là các cổng COM, các bạn cần xác định được cổng COM đang sử dụng cho dây console. Các bạn vào device manager để kiểm tra.

    Máy tính của mình đang nhận là cổng COM8, cổng COM này sẽ khác nhau giữa các cổng USB, và các dây console khác nhau, do vậy các bạn cần kiểm tra mỗi lần cắm console. Các bạn có thể rút ra cắm lại để tìm chính xác cổng COM của dây console. Một số trường hợp máy tính không nhận driver của dây console thì các bạn cần tải driver theo loại chip sử dụng. Cái này thì các bạn phải check google hoặc hỏi bên bán thôi, có khá nhiều loại chip khác nhau sử dụng cho đây console.

    Sau khi xác định được cổng COM thì các bạn sử dụng các phần mềm terminal để truy cập vào switch. Có rất nhiều phần mềm các bạn có thể sử dụng như Putty, Tera Term, Moba xterm, SecureCRT… Các bạn ít làm thì có thể sử dụng putty cho nhanh, đây là phần mềm miễn phí và dung lượng cũng nhẹ, các bạn download về cài đặt là được

    >>> Xem thêm: máy chủ dell R7625





    Cấu hình cơ bản Switch Maipu

    Switch Maipu thì CLI của nó cũng khá tương tự như switch Cisco, nên bạn nào đã học CCNA rồi thì cấu hình switch Maipu cũng rất đơn giản. Đối với các switch mới thì ban đầu các bạn nên cấu hình 3 thông số cơ bản là tạo 1 tài khoản quản trị, đặt IP cho 1 VLAN nào đó, sau đó bật các dịch vụ TELNET và SSH để chúng ta có thể truy cập được giao diện web, hoặc truy cập vào CLI của switch từ xa mà không cần dây console nữa.

    Cấu hình IP cho Switch

    Đầu tiên chúng ta cần đặt 1 IP quản trị cho switch. Đối với hệ thống mạng mà các bạn đã quy hoạch VLAN, thì các bạn đặt sẽ IP này trên interface VLAN quản trị theo thiết kế, mình sẽ đặt trên interface vlan 1 cho nhanh.

    Để cấu hình IP, các bạn vào mode configure, lệnh thì tương tự như trên Cisco thôi.

    switch#configure terminal

    switch(config)#interface vlan 1

    switch(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0

    switch(config-if)#no shutdown

    switch(config-if)#exit

    Tạo User

    Tiếp theo các bạn sẽ tạo 1 user để truy cập vào các dịch vụ TELNET, SSH và Web. Trên switch Maipu thì các user được phân quyền dựa trên các class và role. Class sẽ có 2 loại là manager và network. User thuộc Class manager sẽ có đầy đủ quyền trên switch, còn các user thuộc class network sẽ có quyền đối với các cấu hình mạng.

    Maipu có sẵn 4 role là audit-admin, network-admin, network-operator và security-admin. Để xem các quyền của từng role thì các bạn có thể xem trong lệnh show role.

    Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

    Công ty cổ phần thương mại Máy Chủ Hà Nội

    - Trụ sở Hà Nội: Tầng 1,2,4 - Tòa nhà PmaxLand số 32 ngõ 133 Thái Hà - Q. Đống Đa

    Hotline mua hàng Hà Nội: 0979 83 84 84 Điện thoai: 024 6296 6644

    - CN Hồ Chí Minh: Lầu 1- Tòa nhà 666/46/29 Đường 3/2- Phường 14 - Quận 10

    Hotline mua hàng Hồ Chí Minh: 0945 92 96 96 Điện thoai: 028 2244 9399

    - Email: [email protected]

    - website: https://maychuhanoi.vn/

    - facebook: https://www.facebook.com/maychuhanoi
    #1
backtop