Xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, có bắt buộc cho doanh nghiệp?

Mã tin: 2631717 - Lượt xem: 44 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2631717 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. bhxhaztax
    Thành viên mới Tham gia: 02/03/2021 Bài viết: 410 Điện thoại: 0925154824
    Nhiều người lao động vướng vào khó khăn khi doanh nghiệp không xác nhận BHTN cho họ, ảnh hưởng đến việc chốt sổ BHXH. Vậy ai là người chịu trách nhiệm trên? Người sử dụng lao động xác nhận BHTN cho lao động khi nào?

    1. Trách nhiệm xác nhận BHTN thuộc về ai?
    Sau khi chấm dứt hợp đồng, hoặc lao động nghỉ ngang thì việc xác nhận bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Tuân theo điều 48 Luật lao động 2019 như sau:

    “1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”

    Vậy người có trách nhiệm xác nhận BHTN để đảm bảo quyền lợi cho người lao động là doanh nghiệp, dù người lao động có hết hợp đồng đúng quy định hay nghỉ ngang.

    Tìm hiểu qua: tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

    2. Quy định xác nhận bảo hiểm thất nghiệp
    Các cá nhân, đặc biệt là người lao động nên biết đến những quy định về BHTN nhằm bảo đảm lợi ích của mình.

    Trường hợp là người sử dụng lao động

    Nếu trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm đóng tất cả khoản BHXH kể cả bảo hiểm thất nghiệp trong những thời gian người lao động không được làm việc. Ngoài ra, người lao động còn được nhận thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Nhưng trong một số trường hợp khi người lao động không muốn quay lại làm việc hoặc doanh nghiệp không nhận người lao động tiếp tục làm việc và được chấp thuận thì doanh nghiệp phải trợ cấp thôi việc theo điều 46 Luật lao động 2019.

    Quy định cho người lao động

    Trong trường hợp người chấm dứt hợp đồng là người lao động thì phải tuân thủ theo điều 40 Luật lao động 2019 như sau:

    1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    3. Mức xử phạt khi không xác nhận bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
    Doanh nghiệp phải xác nhận BHTN cho người lao động theo đúng với quy định đã đề cập. Để tránh trường hợp doanh nghiệp chậm trễ trong các thủ tục gây ảnh hưởng đến người lao động. Người sử dụng lao động có thể sẽ chịu các mức phạt khi không thực hiện đúng pháp luật hay thực hiện chậm trễ như sau:

    Vi phạm từ 01 - 10 người lao động: Phạt 01 - 02 triệu đồng

    Vi phạm từ 11 - 50 người lao động: Phạt 02 - 05 triệu đồng.

    Vi phạm từ 51 - 100 người lao động: Phạt 05 - 10 triệu đồng.

    Vi phạm từ 101 - 300 người lao động: Phạt 10 - 15 triệu đồng.

    Vi phạm từ 301 người lao động trở lên: Phạt 15 - 20 triệu đồng.

    Ngoài ra, người lao động có thể tố cáo hoặc kiện doanh nghiệp lên cơ quan, tòa án khi doanh nghiệp không thực hiện xác nhận bảo hiểm thất nghiệp.

    Tìm hiểu về: bảo hiểm thai sản tính như thế nào

    4. Dịch vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp
    Công ty BHXH TP.HCM đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực BHXH, do đó, chúng tôi hiểu rõ những vấn đề mà không chỉ người lao động có thể mắc phải mà người sử dụng lao động cũng có thể gặp khó khăn như: chưa chốt quá trình đóng, có nhiều số sổ, thiếu quyết định nghỉ việc,… Vì vậy, ngoài những dịch vụ về BHXH, công ty chúng tôi còn cung cấp thêm các gói dịch vụ cho doanh nghiệp gồm:

    Đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp;

    Khai trình lao động;

    Báo tăng lao động;

    Báo giảm lao động;

    Chốt mất sổ, gộp sổ nếu có phát sinh;

    Thay đổi thông tin bảo hiểm xã hội;

    Giải trình thanh tra.

    Hãy liên hệ ngay khi quý doanh nghiệp gặp khó khăn, chúng tôi sẵn sàng tư vấn hỗ trợ 24/7.

    Tìm hiểu qua: bảo hiểm xã hội thai sản cho chồng


    Bảo hiểm xã hội doanh nghiệp

    Hotline: 0932.383.089

    Email: [email protected]
    #1
backtop