Khi nào người lao động không được nhận trợ cấp từ chế độ tai nạn lao động?

Mã tin: 2622921 - Lượt xem: 66 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2622921 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. bhxhaztax
    Thành viên mới Tham gia: 02/03/2021 Bài viết: 410 Điện thoại: 0925154824
    Trong quá trình hoạt động, người lao động đôi khi bị tai nạn tại nơi làm việc. Tuy vậy, tai nạn xảy ra tại địa điểm làm việc không phải lúc nào cũng được tính là tai nạn lao động.
    1. Người lao động bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định nhưng mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%
    1.1 Những trường hợp cụ thể
    Trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015). Cụ thể:
    Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc.
    Tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.
    Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
    Người lao động thuộc những trường hợp tai nạn trên có mức độ suy giảm khả năng lao động được đánh giá theo Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015) là trên 5% thì được nhận trợ cấp tai nạn lao động.
    Kết luận, người lao động không được nhận trợ cấp từ chế độ tai nạn lao động nếu có mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5% dù có thuộc bất cứ trường hợp nào ở trên.

    1.2 Vậy người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì được hưởng phúc lợi nào?
    Như nội dung tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015) được nêu ở phần trước thì người lao động bị tai nạn có mức suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì không được nhận hỗ trợ từ chế độ tai nạn lao động.
    Song, người lao động sẽ nhận được những sự hỗ trợ từ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động (2015). Cụ thể:
    - Được người sử dụng lao động kịp thời sơ cứu, cấp cứu.

    Nếu không sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho người lao động, thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

    - Được thanh toán toàn bộ chi phí y tế ngoài phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi người lao động điều trị ổn định.
    Nếu không thanh toán, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động cũng bị phạt từ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

    - Trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động do tai nạn lao động.
    Nếu người sử dụng lao động không trả đủ tiền lương, căn cứ theo Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có thể làm đơn khiếu nại. Sau khi hoàn thành đơn, người lao động cần khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu không được giải quyết thì tiến hành khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    - Trường hợp giám định sức khỏe xác định mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5%, người lao động không phải trả chi phí giám định bởi trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
    Nếu không trả chi phí giám định, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.



    2. Bị tai nạn do mâu thuẫn của chính người lao động
    Khi người lao động xảy ra xung đột mâu thuẫn với những người khác trong lúc làm việc mà không liên quan tới công việc hoặc nhiệm vụ lao động thì cũng không được hưởng trợ cấp từ chế độ tai nạn lao động. Mọi tổn thất người lao động phải tự chịu trách nhiệm.

    3. Bị tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
    Người lao động có những hành vi tự ý gây hại đến sức khoẻ, khả năng lao động của bản thân dù đang trong lúc thực hiện nhiệm vụ lao động thì vẫn không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

    4. Bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật
    Người lao động bị tai nạn do sử dụng ma tuý, chất kích thích (Danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2020/NĐ-CP) thì không được hưởng trợ cấp từ tai nạn lao động.

    Bài viết trên đã thông tin tới bạn đọc về những trường hợp người lao động không hưởng chế độ tai nạn lao động. AZTAX hân hạnh được trở thành một kênh thông tin cho quý bạn đọc. Liên hệ ngay theo thông tin bên dưới nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào! AZTAX tư vấn giải đáp hoàn toàn miễn phí!

    CÔNG TY TNHH AZTAX
    Hotline: 0932.383.089
    Email: [email protected]
    #1
backtop