RAID là gì? Hướng dẫn lựa chọn cấu hình RAID

Mã tin: 2592732 - Lượt xem: 170 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2592732 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. Linh vattubk
    Thành viên mới Tham gia: 04/05/2016 Bài viết: 1.814 Điện thoại: 0963237535
    RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:

    Trong vài năm trở lại đây, từ chỗ là một thành phần “xa xỉ” chỉ có trên các hệ thống máy tính lớn, máy trạm, máy chủ, RAID đã được đưa vào các máy tính để bàn dưới dạng tích hợp đơn giản. Tuy nhiên, có thể người mua biết bo mạch chủ (BMC) của mình có công nghệ RAID nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hiệu quả. Bài viết này giới thiệu thông tin cơ bản về RAID cũng như một vài kinh nghiệm sử dụng để tăng sức mạnh cho PC.

    RAID LÀ GÌ?

    RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:

    Có thể hiểu nhanh về RAID qua thông tin dưới đây:

    – RAID chỉ nên làm việc với các loại ổ cứng dung lượng bằng nhau.

    – Sử dụng RAID sẽ tốn số lượng ổ nhiều hơn bình thường, nhưng đổi lại là dữ liệu sẽ an toàn hơn.

    – RAID có thể dùng cho bất kỳ hệ điều hành nào, từ Window 98, window 2000, window XP, Window 10, window server 2016, MAC OS X, Linux…vv

    – RAID 0 bằng tổng dung lượng các ổ cộng lại.

    – RAID 1 chỉ duy trì dung lượng 1 ổ.

    – RAID 5 sẽ có dung lượng ít hơn 1 ổ (5 ổ dùng raid 5 sẽ có dung lượng 4 ổ).

    – RAID 6 sẽ có dung lượng ít hơn 2 ổ (5 ổ dùng raid 6 sẽ có dung lượng 3 ổ).

    – RAID 10 sẽ chỉ tạo được khi số ổ là chẵn, phải có tối thiểu từ ô ổ trở lên. Dung lượng bằng tổng số ổ chia đôi (10 ổ thì dung lượng sử dụng là 5 ổ).

    >>> Xem thêm: Dell R750



    1. Chọn kiểu RAID

    Vậy là bạn đã quyết tâm nâng cấp hệ thống của mình lên tầm cao mới. Nhưng chọn lựa kiểu RAID phù hợp không hẳn đã đơn giản như bạn nghĩ. Với điều kiện tại Việt , bạn có thể chọn một số giải pháp RAID bao gồm 0, 1, 0+1 và 5. Trong đó RAID 0, 1 là kinh tế nhất và thường có trên hầu hết các dòng BMC hiện tại. Kiểu RAID 0+1 và 5 thường chỉ có trên những loại cao cấp, đắt tiền.

    RAID 0 chắc chắn là lựa chọn đem lại tốc độ cao nhất nhưng cũng là thứ mong manh nhất. Ví dụ bạn sử dụng 4 đĩa cứng ở RAID 0 thì tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tới hơn 100MB/s. Đây là con số hết sức hấp dẫn với bất kì người dùng PC nào. Tuy thế khả năng mất dữ liệu cũng tăng tỉ lệ lên 4 lần. Đĩa cứng máy tính là một sản phẩm máy móc có chuyển động và sẽ bị “lão hóa” dần sau thời gian dài sử dụng (thật may là thời gian đĩa cứng lão hóa khá dài). Ngoài ra, trục trặc điện lưới hay lỗi phần điều khiển cũng có thể dẫn tới thảm họa. Vì vậy, không nên sử dụng RAID 0 để lưu trữ dữ liệu lâu dài nhưng nó lại là lựa chọn số một cho các ổ đĩa tạm cần tốc độ cao, ví dụ lưu trữ cơ sở dữ liệu web. Và nếu bạn định sử dụng lâu dài, hãy thêm một vài ổ cứng và chuyển sang hệ thống RAID 0+1. Điều đó thực sự lý tưởng nếu có nguồn tài chính dồi dào.

    RAID 1 nếu chạy một mình sẽ không có tác dụng gì ngoài chuyện tạo thêm một ổ đĩa nữa giống hệt như ổ chính. Người dùng thông thường có thể không thấy hứng thú với RAID 1, ngoại trừ những ai phải lưu trữ và quản lý những tài liệu thực sự quan trọng như các máy chủ lưu thông tin khách hàng hoặc tài khoản. Nếu dùng RAID 1, bạn nên cân nhắc bổ sung thêm các khay tráo đổi nóng vì sẽ giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng hơn (bạn có thể tháo lắp ổ và tiến hành tạo bản sao sang ổ mới bổ sung trong khi hệ thống đang làm việc bình thường).

    RAID 5 vào thời điểm hiện tại đang là lựa chọn số 1 cho mọi loại hình máy tính nhờ khả năng vừa sửa lỗi vừa tăng tốc. Nếu bạn dự kiến xây dựng một hệ thống RAID từ 4 đĩa cứng trở lên thì RAID 5 chắc chắn là giải pháp tối ưu.

    Các loại RAID kết hợp, ví dụ RAID 0+1 hay RAID 50 (5+0) thường cho những đặc điểm của các kiểu RAID thành phần, tuy nhiên bạn nên cân nhắc và chỉ sử dụng nếu cần thiết vì chi phí cho linh kiện khá cao. Chúng ta có thể tổng kết lại như trong bảng:

    2. Chọn lựa phần cứng

    Việc đầu tiên là chọn lựa linh kiện phù hợp. Về chipset điều khiển RAID, bạn không có nhiều lựa chọn vì cơ bản chúng được tích hợp trên BMC. Tuy nhiên bạn cần chú ý những điểm sau.

    Hiện tại bộ điều khiển RAID tích hợp thường gồm hai loại chính: chip điều khiển gắn lên BMC hoặc hỗ trợ sẵn từ trong chipset. Thông dụng gồm:

    Chipset tích hợp:

    + Intel ICH5R, ICH6, ICH7. Những chipset cầu nam (SouthBridge) này đi kèm với dòng i865/875/915/925/945/955.

    + nVIDIA nForce2-RAID (AMD), nForce 3 Series (AMD A64), nForce 4 Series (AMD A64/ Intel 775).

    Chip điều khiển bên ngoài: Có khá nhiều chủng loại của các hãng khác nhau như Promise Technology, Silicon Image, Adaptec, nhưng thường thấy nhất là hai dòng Silicon Image Sil3112 và 3114.

    Những loại được tích hợp trong chip cầu nam thường có độ trễ thấp, dễ sử dụng. Tuy nhiên tính năng thường không nhiều và phần mềm còn hạn chế, đôi khi “lạm dụng” tài nguyên hệ thống cho tác vụ đọc/ghi. Các loại sử dụng chip của hãng thứ ba thì độ trễ thường cao hơn (không đáng kể), phần mềm và tính năng có phần phong phú hơn, sử dụng tối thiểu tài nguyên; các loại card rời thì dễ thay đổi, tháo lắp khi cần thiết. Tuy vậy bạn cần chú ý một điều cực kì quan trọng là loại Silicon Image Sil3112 có tính tương thích tương đối kém, do đó khi chuyển sang các hệ RAID khác có thể bị mất dữ liệu. Sil3114 và cao hơn đã khắc phục được lỗi này. Các hệ nForce và ICH5,6,7 có thể trao đổi ổ cứng qua lại dễ dàng, BIOS RAID của chúng cũng thông minh hơn và thường có khả năng nhận diện những nhóm ổ cứng RAID định dạng sẵn.

    Một số BMC mới nhất ví dụ như DFI Lanparty NF4 SLI-DR có hỗ trợ cả RAID 5. Về giao tiếp dành cho máy tính để bàn, thông thường bạn chỉ tìm thấy các loại PATA hoặc SATA và vì phải sử dụng nhiều cáp, SATA sẽ là lựa chọn sáng suốt hơn ngay cả khi không tính đến tốc độ nhanh hơn và nhiều cải tiến công nghệ. Nếu dồi dào về tài chính, bạn có thể để mắt đến một số sản phẩm tương đối chuyên nghiệp cho phép cắm thêm RAM để dùng như bộ đệm cực lớn nhằm tăng tốc độ đáng kể.



    >>> Xem thêm: máy chủ dell r6515
    #1
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Tự động Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]