Bột trong bình chữa cháy có độc không?

Mã tin: 2560794 - Lượt xem: 61 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2560794 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. schanhshop123
    Thành viên mới Tham gia: 17/12/2020 Bài viết: 756 Điện thoại: 0373449950
    Bình chữa cháy từ lâu đã là một vật dụng không thể thiếu để ngăn ngừa các trường hợp cháy nổ trong các gia đình, cơ quan. Thành phần chính ngăn ngừa đám cháy trong loại bình này đó chính là bột chữa cháy. Tuy nhiên có rất nhiều người thắc mắc bột trong bình chữa cháy có độc không? Chúng có gây hại đến sức khỏe con người không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết này nhé.

    [​IMG]
    Bột trong bình chữa cháy
    Tìm hiểu về bột trong bình chữa cháy có độc không
    Bình chữa cháy đã không còn xa lạ gì với mọi nhà hiện nay. Nếu chẳng may có đám cháy xảy ra chiếc bình này sẽ giúp bạn dập tắt một cách nhanh chóng. Chúng được xem là sản phẩm cần thiết được trang bị trong từng gia đình, tòa nhà với các loại bình phù hợp nhất.

    Bình có cấu tạo bên ngoài từ thép chịu lực với các bộ phận như cụm van, đồng hồ đo áp suất, vòi phun và bột chữa cháy. Trong đó bột chữa cháy chính là vật chuyên dụng để dập tắt đám cháy. Chúng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả PCCC.

    [​IMG]
    Bột Chữa Cháy
    Thông thường loại bột này sẽ cực kỳ hiệu quả trong các đám cháy do chất rắn, chất lỏng hay khí cháy gây ra. Khi sử dụng bình chữa cháy thì bột trong bình được tạo áp lực đẩy khí nén kết nối với bình bột. Từ đó đẩy ra ngoài các loại khí như nitơ, cacbonic,… giúp đám cháy được dập tắt một cách dễ dàng.

    Xem thêm sản phẩm có thể bạn quan tâm: các loại bình chữa cháy

    Thành phần có trong bột chữa cháy và tác dụng

    Bột chữa cháy được biết đến với thành phần chính là NAHCO3, đây là chất hóa học không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó được tạo nên từ nguyên lý là làm loãng oxy và các hỗn hợp khi cháy giúp đám lửa không thể tỏa ra thêm và nhanh chóng bị dập. Khi bạn thực hiện phun bột cháy vào lửa, NAHCO3 sẽ phản ứng với tác dụng nhiệt tạo ra khí CO2. Khi CO2 tỏa ra càng nhiều thì đám cháy càng nhanh được dập tắt hơn.

    Ngoài tạo khí CO2, phản ứng hóa học trên còn tạo ra Na2CO3. Đây là tạp chất gây ăn mòn thiết bị và các linh kiện điện tử nó chạm vào. Chính vì thế mà bột chữa cháy thường không thích hợp cho các đám cháy liên quan đến thiết bị điện tử.

    Như thế, bạn cũng đã phần nào xác định được bột trong bình chữa cháy có độc không? Theo nhiều phân tích chỉ ra, bột không gây độc nếu bạn sử dụng đúng cách.
    #1
backtop