Sự khác nhau giữa giải thể và phá sản

Mã tin: 2523116 - Lượt xem: 313 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2523116 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. bhxhaztax
    Thành viên mới Tham gia: 02/03/2021 Bài viết: 410 Điện thoại: 0925154824
    1. Nguyên nhân giải thểphá sản
    Giải thể xảy ra khi doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, thường có 4 trường hợp giải thể sau đây:
    Giải thể tự nguyện:
    – Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty, doanh nghiệp không có ý định gia hạn thêm
    – Theo quyết định của chủ sở hữu
    Giải thể bắt buộc:
    – Doanh nghiệp không đạt đủ số nhân sự tối thiểu cần có mà không chuyển đổi loại hình kinh doanh trong 6 tháng liên tục.
    – Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
    Phá sản là khi trong 3 tháng từ ngày đến hạn thanh toán, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Lúc đó, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
    Xem thêm về: Dịch vụ giải thể công ty tại Bình Dương
    2. 4 điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản
    Giải thể và phá sản đều là hoạt động tạm ngừng, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này cũng có những điểm khác biệt sau, doanh nghiệp cần lưu ý:
    Thứ nhất, về tính chất thủ tục
    – Về thủ tục, giải thể doanh nghiệp căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014. Đồng thời, giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính, được thực hiện theo trình tự.
    – Phá sản là thủ tục tư pháp, tố tụng và được thực hiện theo Luật Phá sản 2014.
    Thứ hai, về chủ thể ra quyết định việc phá sản hay giải thể
    – Với trường hợp giải thể tự nguyện, giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Còn trường hợp giải thể bắt buộc, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.
    – Về phá sản doanh nghiệp, quyết định do Tòa án tuyên bố.
    Thứ ba, về điều kiện giải thể và phá sản
    – Doanh nghiệp giải thể phải đáp ứng được điều kiện thanh toán đủ các khoản nợ với bên liên quan. Đồng thời, doanh nghiệp không trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Lúc này, các khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ cho các chủ nợ theo thứ tự quy định.
    Xem thêm về: số doanh nghiệp phá sản năm 2020
    – Về điều kiện phá sản doanh nghiệp, do bản chất doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được nợ, nên không bắt buộc đảm bảo phải thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ liên quan. Số tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự pháp luật quy định (không gồm trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh)
    Thứ tư, về thái độ của Nhà nước với chủ doanh nghiệp
    – Khi giải thể, Nhà nước sẽ không hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành.
    – Đối với phá sản, chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp có thể sẽ bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh.
    Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ, liên hệ với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được giải đáp.
    THÔNG TIN CÔNG TY
    CÔNG TY TNHH AZTAX
    Hotline: 0932 383 089 - Email: [email protected]
    #1
backtop