Tại sao mức giá thiết kế website lại chênh lệch và có sự dao động từ 500.000 đồng tới vài chục triệu

Mã tin: 2433781 - Lượt xem: 314 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2433781 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. thietkewebexpro
    Thành viên mới Tham gia: 09/12/2020 Bài viết: 50 Điện thoại: 0987468234
    Có khá nhiều bạn liên hệ với Expro Việt Nam băn khoăn hỏi không biết nên thiết kế website bằng code tay hay dựa vào các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.NET, Java,… hay sử dụng các nền tảng CMS phổ biến như WordPress, Drupal, Joomla, Opencart,… sẽ tốt hơn. Ở nhiều diễn đàn công nghệ, những băn khoăn này đã đấy nên tranh cãi với nhiều câu hỏi xoay quanh như “Tại sao mức giá thiết kế website lại chênh lệch và có sự dao động từ 500.000 đồng tới vài chục triệu, trăm triệu đồng?

    [​IMG]

    Chắc hẳn bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy cũng đúng? Hãy cùng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết hôm nay nhé!

    Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế website qua 6 bước

    Bài viết bàn luận về 2 vấn đề cơ bản:

    • Cốt lõi, mấu chốt và bản chất của CMS và code tay
    • Thiết kế website bằng mã nguồn mở hay code tay sẽ đáp ứng tốt công việc dựng web nhất?
    Những so sánh về sử dụng mã nguồn mở hay code tay

    Hiểu được 2 khái niệm phổ biến trong lập trình web là CSS và code tay là nền tảng đầu tiên của một “newbie” hay khách hàng khi muốn làm website nào đó cần nắm rõ để có thể lựa chọn được loại hình website theo nhu cầu của mình.

    Việc xây dựng website, phần mềm cũng tương tự như khi bạn xây dựng một ngôi nhà vậy. Bạn phải chọn nguyên vật liệu như nào, gạch loại gì, xi măng, cát thép chất lượng như nào để xây dựng nên một ngôi nhà chất lượng tốt? Mỗi dòng code sẽ như một viên gạch khi xây nhà, muốn tạo nên website hoàn thiện bạn phải sử dụng tới hàng triệu code, xây chúng theo một mô hình thiết kế cụ thể chứ không đơn giản chỉ nhấp vài cái và đặt lên là xong.

    Với mỗi ngôi nhà được thầu, những chủ nhà khác nhau sẽ đưa ra một mức giá, yêu cầu cụ thể khác nhau. Các nhà thầu sẽ cân đối, thống nhất về nguyên vật liệu, loại gạch cụ thể để xây nhằm đáp ứng mức giá mà họ đề ra. Thiết kế web cũng tương tự như vậy, việc sử dụng giải pháp bộ code sẵn có hay viết tay còn tùy thuộc vào từng dự án. Chúng được sử dụng một cách linh hoạt hơn. Bởi vậy mới có sự so sánh giữa việc sử dụng mã nguồn mở hay code tay.

    Có một so sánh như này:

    “Chọn một CMS cho website yêu cầu nhiều tính năng phức tạp sẽ khiến website khó đáp ứng được, cũng như code tay cho website giới thiệu đơn giản gây lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức trong khi CMS có thể hỗ trợ hơn 50% công việc cần làm.”

    Bản chất CMS và code tay

    CMS là gì?

    CMS viết tắt của cụm từ Content Management System, thường được gọi là “hệ thống quản trị nội dung”. Đây được xem như một trung tâm điều khiển các thao tác đặc biệt, những nội dung được phép hiển thị trên một website. CMS giúp bạn xây nội dung tới 70 – 80%, việc còn lại của bạn chính là hoàn thiện chúng.

    Có CMS, việc thiết kế website trở nên đơn giản, tiện lợi hơn. Thậm chí, bạn không cần biết quá sâu về lập trình. Tuy nhiên, cũng có những bất lợi khi sử dụng CMS.

    Với những công ty thiết kế và lập trình website, CMS có thể gây ra những phụ thuộc vào mã nguồn, giảm tính sáng tạo. Nhưng đổi lại sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được khoản chi phí khá lớn khi không cần xây dựng website từ đầu, rút ngắn thời gian đáng kế, nâng cao năng suất thiết kế website.

    Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi các yếu tố nằm trong 70% ban đầu hay muốn thêm bớt cho website thì sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Đòi hỏi bạn cần có một đội ngũ thật giỏi. Nếu không, việc thay đổi phần lỗi vốn có đã cố định của CMS có thể dẫn tới tình trạng lỗi hệ thống website.

    Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng! Với những website đơn giản như web giới thiệu hay bán hàng thì sẽ không động tới 70% đó, bạn chỉ cần cài đặt thêm theme và plugin là đã có được một web với đầy đủ các chức năng cơ bản.

    Code tay là gì?

    Trái ngược với mã nguồn mở, code tay đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn lập trình sâu, kinh nghiệm vững vàng, thao tác bài bản. Theo đó, website được thực hiện bằng code tay sẽ được lập trình từ A – Z, từ khâu vẽ sơ đồ chức năng cho tới nội dung từng phần bên trong web, đảm bảo tối ưu hóa được dung lượng, khả năng vận hành nhanh cũng như tính ổn định của trang web đó.

    Thông thường, các developers sẽ sử dụng kèm Framework để hỗ trợ quy trình thiết kế của mình. Nó giống như một khung sườn, giúp các lập trình viên có thể dự vào đó để tạo nên một website hoàn chỉnh. Nhờ có Framework, bạn sẽ giảm được khoảng 20% công việc và nội dung còn lại của website.

    Phân biệt khái niệm Code tay, CMS và Framework

    Trên thực tế, có rất nhiều lập trình viên vẫn gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa khái niệm CMS, Framework với nhau. Vì vậy, dưới đây là phân biệt cụ thể bạn cần biết để không gặp phải tình trạng như trên:

    Code tay: Hình thức viết từng dòng code. Tức là, khi bạn muốn hiển thị một dòng chữ thì bạn cần viết hàng chục dòng code. Thay vì sử dụng những framework có sẵn với 1 dòng lệnh duy nhất để xuất nội dung cần hiển thị. Kể cả khi bạn muốn kết nối API hay web API thì bạn cũng cần tự viết lại hoàn toàn code đó.
    Framework: Hình thức lấy sườn có sẵn từ dịch vụ mà bên thứ 3 cung cấp (nền tảng có sẵn ít nhất 20%) để tiếp tục lập trình và thiết kế website. Tính năng này phổ biến trên các website được lập trình đúc kết, tạo ra thành những framework để tái sử dụng cho những dự án sau đó.
    CMS: Là dạng sử dụng source code có sẵn khoảng 60% để tiếp tục hoàn thiện website, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng. Khi sử dụng CMS thì có nghĩa là website của bạn nhận được 1 phần lõi code của web. Việc bạn cần làm đó là phát triển giao diện bên ngoài và các tính năng theo nhu cầu.
    Phân biệt khái niệm code thuần và Framework
    Với những người có nhu cầu xây dựng và thiết kế website thường không phân biệt được rõ đâu là web làm bằng code thuần và web thực hiện với Framework. Bởi lẽ, trên thị trường hiện nay, nhiều nhà cung cấp dịch vụ thiết kế thường quảng cáo họ cung cấp web xây dựng hoàn toàn bằng code tay chỉ với 1 – 2 triệu đồng, với đầy đủ tính năng theo yêu cầu.

    Nhưng trên thực tế thì các sản phẩm ở mức giá đó đều chỉ được xây dựng bằng Framework mà thôi. Những chức năng của web tương đối cơ bản mà bất kỳ website nào cũng có. Họ chỉ đơn giản dùng Framework cho web và tư vấn cho bạn đó là website làm bằng code tay.

    Vì vậy, người có nhu cầu làm web cũng cần có sự tỉnh táo và hiểu biết về các khái niệm để không có những nhầm lẫn. Dưới đây là những phân biệt cụ thể:

    Code thuần: Là hình thức làm website thực hiện hoàn toàn bằng code tay. Người lập trình phải tự lập trình với hầu hết các file mã nguồn, kết nối cơ sở dữ liệu cho tới các hàm, lớp,… Họ sẽ không sử dụng tới Framework hay CMS trong bất cứ thao tác nào. Hình thức thiết kế website bằng code tay sẽ thường áp dụng với những dự án lớn, tầm cỡ, đòi hỏi tính phức tạp cao hơn.
    Framework: Nếu như nói Framework không phải code tay thì cũng không đúng. Bởi khi làm website bằng code tay, vẫn kết hợp framework để làm khung sườn, sử dụng bàn tay người lập trình để xây dựng thêm các chức năng riêng đáp ứng nhu cầu ban đầu của thiết kế.
    #1
backtop