Giải đáp các câu hỏi về Họa Mi ( sưu tầm và bổ sung )

Mã tin: 2287719 - Lượt xem: 203 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 2287719 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. chimcanhdatviet
    Thành viên mới Tham gia: 19/12/2015 Bài viết: 1.022
    Giải đáp các câu hỏi về Họa Mi ( sưu tầm và bổ sung )
    1. Thập nghênh cửu đả
    - Ý nói họa mi đầu ngẩng là họa mi tốt, 10 con như vậy thì 9 con có thể chọi hoặc thích chọi. Người nuôi chim không ai xem thường loại họa mi “đầu ngẩng”.
    - Người đời viết ra như vậy, tất có đạo lý trong đó, tuy sự thực chưa chắc được như vậy, nhưng khi chọn mua họa mi, không cần lãng phí thời gian nghe người ta nói luyên thuyên làm gì, chỉ hỏi mua loại họa mi “đầu ngẩng” sẽ thấy thái độ họ thay đổi, nhất định họ sẽ đòi cao hơn mới chịu bán.
    - Nếu họa mi “đầu ngẩng” có thể do đang bị bệnh. Tuy nhiên loại họa mi “đầu ngẩng” thực sự thì khả năng chiến chọi do đó nếu chọn họa mi chọi nên chọn loại này.

    2. Họa mi như quả bóng bơm hơi.
    - Họa mi hót hay chọi hay, không phải là đặc tính lâu dài không bao giờ thay đổi. Giống như quả bóng bơm hơi, có thể căng xẹt thất thường nếu không được chăm chút, quản lý cẩn thận, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị. Chỉ lơ là một chút là: “Một bước xuống bùn đen” ngay .
    - Kết luận trên rất chính xác, câu ngạn ngữ này cảnh tỉnh những người nuôi họa mi, nuôi dưỡng họa mi phải tinh tế, kiên trì, không được lơ là 1 phút 1 giây. Nếu không, hôm nay nó là một con họa mi giá trị nghìn vàng, ngày mai đã chẳng đáng 1 xu. “Họa mi có thể là bảo bối, cũng có thể chỉ là cỏ rác” câu tục ngữ này quá chuẩn.

    3. Tại sao nói “ chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già thích ăn thức anh tanh”
    - Họa mi non và già có khẩu vị khác nhau. Chim non thì chủ yếu thích ăn thức ăn thơm; chim già chủ yếu thích ăn thức ăn tanh.
    - Kết luận này được tổng kết từ kinh nghiệm nuôi họa mi trong nhà trong một thời gian dài – có căn cứ, do đó là một kết luận chính xác. Nhưng tại sao chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già lại thức ăn tanh? Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự khác nhau giữa mức độ phát triển của bộ máy tiêu hóa.

    4. Vì sao nói "ở rừng bao lâu, về nhà nuôi dưỡng bấy lâu".
    câu này có ý nghĩa là: thông thường phần lớn các trường hợp nuôi họa mi thì họa mi sống ở rừng bao lâu sau khi bẫy về cho vào lồng nuôi cũng phải cần ngần ấy thời gian thì con chim mới dạn người và phát tính, nếu không sẽ chưa dạn người hoặc phát tính. kinh nghiệm này hoàn toàn không sai, cũng có thể nói trừ một vài trường hợp cá biệt ra thì phần lớn các trường hợp nuôi mi bổi đều như vậy cả. họa mi tơ ở rừng 1 năm thì thời gian nuôi lồng cũng khoảng 1 năm mới dạn. bổi già rừng 3 năm thì thời gian cũng cần khoảng 3 năm nuôi lồng với dạn, mới phát tính. cho nên người nuôi chim không được có tính gấp gáp, ham nhanh, vì mình có gấp cũng không được. nguyên chủ yếu vẫn là chưa đến thời điểm, tới lúc nó sẽ tự nhiên đến thôi.

    5. Vì sao nói "ba ngày không tắm, chim tốt thành chim xấu".
    ý nghĩa của câu khẩu quyết này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho chim họa mi tắm. Chim họa mi rất thích tắm, con con chim họa mi tốt nếu nhiều ngày không cho nó tắm, có thể sẽ biến thành một con chim xấu, điều này là đúng, đồng thời cũng là để nhắc nhở người nuôi chim phải thường xuyên cho chim tắm, không thì con chim sẽ càng ngày càng xấu. Bạn nên xem xét tình hình thời tiết rồi điều chỉnh cho hợp lý,
    Thông thường mà nói, những ngày nắng nóng như mùa hè hoặc mùa thu thì nên tắm cho chim mỗi lần hằng ngày, những ngày thời tiết lạnh thì cách ngày tắm một lần hoặc cách 2 ngày tắm chim 1 lần, nếu trời có nắng thì nên cho tắm, thời tiết trở lạnh thì ko cho tắm. nhưng họa mi thích tắm thì cứ cho tắm, họa mi không thích thì thôi. nói chung nguyên tắc cơ bản là thường xuyên cho họa mi tắm nếu không rất dễ sinh bệnh.

    6. vì sao nói: "họa mi có mào không sao cả, phát tính lên rồi đánh trận lớn".
    Câu khẩu quyết này có nghĩa là, họa mi có mào (dựng lông đầu) không phải là không tốt, là bởi vì nó chưa phát tính đấy thôi, khi nó có sự sợ hãi trong lòng thì nó hay dựng lông đầu lên; đây là loại họa mi có cá tính hoặc nỗi sợ hãi lớn, bạn cứ từ từ nuôi cho thật tốt, dạn người rồi, phát tính lên rồi thì có thể đi đấu những trận lớn.kết luận này là chính xác. nhưng trên thực tế thì cứ 10 người hết 9 người rất ghét loại họa mi dựng lông đầu (có mào). khi nó gặp những con họa mi đang căng lửa thì nó hay dựng lông đầu lên giống như dầu chóp mào vậy. cái này cũng là hiện tượng thường gặp thôi.
    Do đó chúng ta cần đối xử, chăm sóc tốt nó, khiến cho nó nhanh phát tính, nhanh dạn thì tự nhiên sẽ không dựng lông đầu lên nữa.

    7.Tập tính của họa mi như thế nào
    Họa mi sống ở vùng cận nhiệt đới, cả năm chỉ quanh quẩn trong một khu vực nhất định, hay sống trong các bụi rậm ở vùng đồi núi, ít khi thấy bay đi đâu xa, tổ thường làm ở bụi cây thấp. Đa phần họa mi kiếm ăn đơn độc, rất ít khi kết thành bầy. Thức ăn chủ yếu là côn trùng. Sau “Lập thu”, côn trùng ít dần, có thể ăn một số loại quả, hoặc lá cây.
    Họa mi là loài thông minh, nhút nhát, thích ẩn nấp. Trưởng thành họa mi trống hay đánh nhau tranh giành địa bàn – chiếm núi làm vua, tập tính này rất điển hình, thường hót thánh thót âm thanh trầm bổng biến đổi đa dạng.
    Họa mi thị lực không được tốt lắm., nhưng thính giác rất phát triển, nhất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động, phản ứng rất nhanh. Thấy động là lượn, chui vào ổ, hoặc té rất khẩn trương chẳng giống như các loại chim khác.
    Họa mi thích sạch sẽ, vệ sinh. Một năm 4 mùa, hầu như ngày nào cũng tắm táp. Do đó, Nơi nào mà không có rừng và nước là nơi đó sẽ không có họa mi. Họa mi mỗi năm sinh sản 2 lần. Con mái mỗi lần đẻ 4, 5 trứng. Mùa sinh sản vào mùa xuân và hè.

    8. Tuyển chọn họa mi cần chú ý những điểm gì?
    Tuyển chọn họa mi cần chú ý rất nhiều điểm, chủ yếu như:
    (1) Chú ý chim mộc hay chim thuần. Nói chung, chim cần đổi chủ là chim thuần, chim chưa ai nuôi là chim mộc.
    (2) Chú ý tuổi lồng của chim. Nói chung, tuổi lồng tầm 2 đến 3 năm là tốt nhất. Chim 2 năm tuổi lồng vẫn chưa thuần lắm, chim 4, 5 năm thì đã hơi già mất rồi. Nếu như chim hót và chọi sẽ có gì xuất sắc. Do đó nên chọn chim có tuổi lồng ít một chút về chăm sóc bồi dưỡng mới có tiền đồ tốt.
    (3) Chú ý xem chim có ngẩng đầu hay không ngẩng đầu, Họa mi ngẩng đầu tuy không ảnh hưởng đến khẳng năng hót và chọi, nhưng ảnh hưởng đến mĩ quan thưởng thức chim, Đại đa số không thích loại ngẩng đầu.
    (4) Chú ý chim có cụt móng hay không. Một con họa mi hay nhưng mất đi 2 móng, thì giá trị giảm sút rất nhiều. Thường họa mi mất móng rồi thì giá trị chẳng còn bao nhiêu nữa.
    (5) Chú ý xem giọng có khê khàn gì không. Họa mi chủ ý có 2 yêu cầu chính: một là hót, 2 là chọi. Giọng khê khàn làm giảm nhiều giá trị của họa mi, tật này khó chữa khỏi được. Ngoài ra cần chú ý xem chim có hay tắm hay không, đuôi nát hay không, xệ cánh hay không, xù đầu hay không
    ... CÁC BẠN XEM TIẾP TẠI Website :
    http://chimcanhdatviet.com/content/gi%E1%BA%A3i-%C4%91%C3%A1p-c%C3%A1c-c%C3%A2u-h%E1%BB%8Fi-v%E1%BB%81-chim-h%E1%BB%8Da-mi-s%C6%B0u-t%E1%BA%A7m-hay

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    #1
backtop