Thức ăn tốt cho người bị viêm gan B

Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 210079 - Lượt xem: 3.552 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 210079 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. qctructuyen01
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 10/12/2010 Bài viết: 22 Điện thoại: 0973832682
    Hầu hết bệnh nhân sau khi được chẩn đoán bệnh gan, những câu hỏi đầu tiên mà người bệnh thường hỏi là tập trung vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Thông thường những câu hỏi được hỏi bao gồm: thức ăn nào thì tốt cho gan? Có những thức ăn có hại cho gan không? Bổ sung vitamin thì hữu ích không? Bao nhiêu protein tôi nên ăn cho bữa ăn của mình? Tập luyện có phải là một ý kiến tốt? Những môn thể thao nào thì nên tránh ?
    Mọi thức ăn khi vào cơ thể đều phải đi qua gan để chuyển hóa. Có thể ví gan như một cái máy lọc để bảo vệ cơ thể khỏi những chất có hại, sản xuất và sử dụng các chất dinh dưỡng. Vì vậy mọi thứ được tiêu hoá đều có một ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến gan.. Vì vậy, hầu hết những người mắc bệnh gan cần phải hạn chế một vài thức ăn trong những chế độ ăn kiêng của họ. Điều này có thể được coi là một bước quan trọng để có một lá gan khỏe mạnh. Bên cạnh đó, Việc tập luyện cũng là một việc quan trọng trong việc chiến đấu chống lại bệnh gan. Việc tập luyện đều đặn sẽ tăng những mức năng lượng, giảm stress đối với gan, và trong nhiều trường hợp thậm chí là chậm cả sự bùng phát những biến chứng chắc chắn liên quan với bệnh gan.
    Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày thì là phương pháp tốt nhất, đạt tối đa mức năng lượng và khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba bữa trong một ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”.
    Chế độ dinh dưỡng bao gồm cả 2 yếu tố chất và lượng đảm bảo đủ những chất cần thiết để tồn tại và phát triển, bao gồm những chất cơ bản như đạm, bột, đường, sinh tố và các yếu tố vi lượng, chất xơ tùy theo thể trạng và tính chất bệnh lý của gan. Nhìn chung, ở cơ thể trưởng thành trung bình chúng ta cần từ 1.800 - 2.500 kcal, trong đó đạm là 1-1,5 gr/kg thể trọng; ngoài ra cơ thể chúng ta cũng cần khoảng từ 20-30 gr chất xơ. Chất xơ này có nhiều trong trái cây và rau như cam, chuối, cà rốt, đậu đỏ, đậu đen, gạo lức...; các loại rau muống, rau dền, cải cúc, rau ngót.
    Cụ thể chế độ dinh dưỡng cho người bnh viêm gan:
    - Cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán; Việc ăn uống điều độ và khoa học không những có tác dụng đối với bệnh viêm gan B, mà còn có thể giúp các bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày….
    - Nên uống nhiều nước nhưng không uống nước đá, đặc biệt không uống bia rượu, cà phê, thuốc lá.Uống nhiều bia rượu làm men gan tăng làm cho bệnh tình nặng thêm

    - Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý;
    - Hạn chế dùng thuốc một cách tối đa, nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
    - Bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều hoa quả và các loại rau như: cam, chuối, cà rốt, đậu đỏ, đậu đen, rau muống, rau cải… Việc ăn nhiều hoa quả và các loại rau còn giúp các bạn không bị bệnh nóng trong, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng
    Khi tình trạng nhiễm độc gan trầm trọng cần được theo dõi chăm sóc trong bệnh viện, còn nếu mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi điều trị tại nhà. Trong trường hợp này nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng và nên ăn thành nhiều bữa. Về cơ bản vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng. Sau khi gan bình phục có thể ăn uống trở lại bình thường, chỉ cần giảm mỡ và các đồ uống có hại cho gan.
    [​IMG]

    Khi mắc bệnh viêm gan, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố trên mỗi ngày.
    Việc bổ sung chất đạm trong viêm gan là cần thiết, vì chất đạm giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành và từ tôm cá… Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.
    Ngoài ra cũng nên tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim, mạch, bệnh cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan, vì vậy những người viêm gan cũng nên có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo, cholesterol và đường; nên có chế độ ăn uống ít calo hơn ở những người bị viêm gan mà không mắc bệnh béo phì.

    Tư vấn: http://www.thuocnam.vn

    Điện thoại: 04.66759295 - 0985785728
    Tham khảo: chua viem gan B | chua cao huyet ap | chua mau nhiem mo |
    #1
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop