Có lần ra Hà Nội, anh bạn dẫn đi ăn phở.Nó ở trong ngõ nhỏ. Bước vào quán đã thấy luộm thuộm bẩn thỉu, kẻ đứng người ngồi xì xụp quát mắng, gọi đồ ăn, nhao nhao như cái chợ. Hết nguyên 30 phút mới kiếm được mấy tô phở, ăn xong người nào người nấy nhẽ nhại mồ hôi nhưng vẫn không dấu được nụ cười mãn nguyện(!), y như vừa nếm bát súp yến sào. Ra về mình hỏi anh bạn "cả Hà Nội không có quán phở nào ngon mà tươm tất hơn à?" anh bạn nói " nhiều, nhưng người sành ăn phải chịu khó!", bó tay luôn! Cha trời ơi, có chi phức tạp mà làm bát phở kỳ công đến thế? Ăn cũng chẳng ngon hơn gì Nam Ngư. Hay thậm chí là phở gánh của mấy cô bán ven đường. Hay tại cái lưỡi của mình không có "đẳng cấp"? Chung quy lại, tại cái tâm lý người bắc Việt mình đói khổ nhiều năm, một thời chỉ người ốm đau mới được ăn bát phở, bát cháo ngon. Sau rồi đổi mới, thoát đói, có chút tiền người ta chuyển sang ăn uống "sành điệu", nghĩa là món ngon cho người sành thì chỉ có trong ngõ sâu và phải bẩn thỉu luộm thuộm, chủ quán cau có, phục vụ chậm, có khi phải bưng bát đến giành chỗ, ăn đứng v.v. Sau này lan sang cả nhiều món chửi khác như thịt chó chửi, thịt trâu chửi, bún chửi... phổ biến cả miền. Ở một xã hội quen tiêu dùng và đã định hình văn hóa ẩm thực như miền Nam, không bao giờ tồn tại những thứ quán xá như vậy, dù món ngon đến bao nhiêu cũng được phục vụ chu đáo, có thể gọi đó là đẳng cấp prồ của dịch vụ. Nấu ăn là nghề phải học qua trường lớp, nhưng không phải là nghề gì đó cao siêu đến mức ít người học được, nó lại là ngành dịch vụ nên luôn luôn phải chu đáo tận tình. Với người đi ăn nhậu, cũng phải cải tiến dần thói quen theo đuổi "sành điệu" theo kiểu a dua. Phải không?
Khoai tròn, dài. Vịt lại chỗ bầu bầu chỗ dài dài, lột sạch...lông xong cho nằm bên củ khoai nhìn kì kì, nhìn theo con mắt mỹ quan học ko hợp ko hợp. Như vậy để cho hợp lý khoai nên đi kèm với...ốc bươu hoặc....mực ạ