Không chỉ người dân ở Nghệ An thích ăn cháo lươn Vinh, mà cả những du khách từ nhiều nơi khi đến Vinh đều ưa thích món cháo lươn. Khi đến Vinh, đi trên đường phố, đâu đâu bạn cũng có thể bắt gặp các biển quảng cáo “Cháo lươn”. Nhưng phổ biến là ở các phố: Trần Phú, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh, Lê Mao... Quán bàu. Để đáp ứng sở thích của các “thượng đế”, trong các quán cháo lươn, người ta chế biến hai loại: cháo lươn và xúp lươn, miến lươn. Cháo lươn và xúp lươn có tính mát và bổ, ăn về mùa hè rất thích hợp.
he mình thấy quán cháo lươn ở gần chợ vườn hoa ngon nà(Quán nhà mà có cô con dâu người Pháp-hiện làm thợ trang điểm ý)
Mình nghĩ các bạn khi đi ăn chụp máy ảnh về quán đó, rồi up lên cho mọi người biết sẽ hay hơn rất nhiều. Mình thấy quán: ở cổng thành phía Bắc, bạn đi từ đường Quang Trung -> vào cổng thành, sang cổng thành phía Bắc (đi qua ngã tư ở chợ) -> nhìn phía bên tay trái: quán cháo, súp lươn, quán nhỏ thôi nhưng rất ngon, sáng nào cũng đông khách. Chúc các bác ngon miệng
cháo lươn đó ngon nhưng con em ở đó có ngon kô.chân có dài kô hj hj.nếu có mà ngắm và ăn cháo lươn thì ngon tuyệt hj hj:d
Cháo lươn là món ăn rất phổ biến, và tùy theo khẩu vị mà mỗi vùng miền lại có những cách chế biến khác nhau. Nhưng món cháo lươn đặc trưng và thơm ngon nhất vẫn là loại cháo lươn nấu theo kiểu xứ Nghệ. >> Cháo lươn xứ Nghệ Chuẩn bị: - 1kg lươn đồng - 1 chén gạo tẻ loại ngon - 1 củ nghệ lớn - Hành tăm - Hành lá, rau răm. - Các loại gia vị khác. Chế biến : - Đầu tiên là làm sạch lươn bằng tro, dùng tro vuốt dọc thân lươn vài lần để làm sạch nhớt, sau đó ngâm với nước tro pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. - Dùng dao mổ rọc bụng lươn từ cổ họng đến hậu môn, bỏ toàn bộ phần ruột và rửa lại thật kĩ với muối cho đến khi sạch. - Lươn sau khi sơ chế chặt khúc khoảng 7-10 cm. - Tẩm ướp lươn với một ít muối, tiêu, nước mắm, để qua 20 phút rồi hấp chín, gỡ lấy nạc lươn để riêng, riêng phần đầu và xương lươn sẽ được dùng để nấu nước ninh cháo. - Cho phần xương và đầu lươn (có thể cho thêm một ít xương heo để nước ngọt hơn) vào nồi nước dùng, đem hầm lên, đến khi xương rã ra, sau đó lọc lấy nước súp dùng để ninh cháo. - Cho gạo vào nước súp xương, tiếp tục nấu sôi đến khi gạo chín và nở đều là được, lượng gạo dùng để nấu nhiều hay ít tùy thuộc vào sở thích ăn cháo đặc hay loãng của bạn. - Trong khi chờ cháo chín, chúng ta sẽ bắt tay vào việc xào lươn. Phi thơm hành tím, hành tăm, thêm vào 2 muỗng nghệ băm nhuyễn, đảo đều và cho thêm 4 muỗng nước lọc vào, hạ nhỏ lửa. Sau đó cho thịt lươn vào, hầm một chút cho thịt ngấm, sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đảo nhẹ cho lươn ngấm đều rồi tắt bếp. - Múc cháo ra tô, cho thêm vào một ít lươn xào, một ít hành lá, rau răm, tiêu. Dùng nóng sẽ rất ngon. MonngonSaigon.com
4.Tương Nam Đàn Tương là món ăn rất đỗi thân quen trong cuộc sống hằng ngày của người nông dân: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương... Nam Đàn là một trong ba vùng làm tương ngon nổi tiếng cùng với tương Bần (Hưng Yên) và tương Cự Đà (Hà Tây). Tương Nam Đàn độc đáo, khác hai loại tương kia ở chỗ nó là "tương mảnh", hạt đậu làm tương chỉ xay vỡ thành "mảnh đậu" chứ không "nát như tương Bần". Chai tương Nam Đàn không có mầu nâu như tương Bần, mà vàng sánh như mật ong. Những mảnh đậu lơ lửng trong nước tương đặc quánh, thơm và ngọt lịm. Chỉ nhìn thôi cũng thấy hấp dẫn. Dù lượng muối bỏ vào làm tương không ít, nhưng vị đậm đà của muối biển đã chìm đi, nhường chỗ cho hương vị của thứ nước chấm đặc sắc. Ai đã từng ăn thịt bò, thịt bê luộc chấm với nước tương ngọt có ít gừng, tỏi, thì không quên được hương vị đặc biệt này. Người dân Nam Đàn thường giã nhỏ lạc rang hay vừng đen hoà với nước tương sền sệt để chấm chuối xanh hay khế chua thái mỏng ăn với cơm. Vắt xôi nếp mà chấm với nước tương ngọt cũng khá hấp dẫn.