Bán đất sổ đỏ chính chủ 187m2 tại xóm 14 Nghi Kim

Mã tin: 1868343 - Lượt xem: 2.169 - Trả lời: 33 - Số trang: 4 - Đang xem: Trang 3
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 1868343 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Cần bán gấp lô đất (Có nhà bằng) sổ đỏ chính chủ 187m2, mặt tiền 8,5m, nở hậu tại xóm 14 Nghi Kim
    Đất hướng BẮC chếch TÂY 20 độ.

    Đường đổ bê tông và cống ngầm rất đẹp, rộng 3.5m, quy hoạch 9m.
    Đất sạch và VƯỢNG KHÍ. 100% là đất ở lâu dài.

    Vị trí: Nhà cách sân bay Vinh 500m, cách bến xe Vinh 500m, Cách ngã tư Quán Bánh 300m

    Cần bán lại gấp cho những ai có nhu cầu với giá rẻ. Có thương lượng cho những ai chốt nhanh.

    Liên hệ: 0915 561 232 - MIỄN TRUNG GIAN
    Chỉnh sửa cuối: 03/01/2019
    #1
  2. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025 với tổng diện tích tự nhiên của vùng khoảng 3.648 km2.
    Vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh bao gồm các huyện, thành phố, thị xã phía Nam của tỉnh Nghệ An (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện: Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương), các huyện, thị xã phía Bắc của tỉnh Hà Tĩnh (thị xã Hồng Lĩnh, các huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn).

    Đây là vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực Bắc Trung Bộ với các ngành kinh tế chủ đạo phát triển của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; là đầu mối giao thương hàng hóa và dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ, cửa ngõ kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực. Đây cũng là vùng có nhiều di tích lịch sử văn hóa...

    Dự báo dân số toàn vùng đến năm 2015 khoảng 1.506.900 người, trong đó dân số đô thị là 602.700 người; đến 2025, dân số toàn vùng tăng lên 1.748.800 người, trong đó dân số đô thị là 1.049.500 người.

    Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, dệt may, gia công cơ khí,...

    Theo Quy hoạch, vùng công nghiệp Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, dệt may, gia công cơ khí, sản xuất hàng gia dụng cao cấp, lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử và sản phẩm công nghệ cao... Các loại hình công nghiệp này chủ yếu được đầu tư tại các khu công nghiệp tập trung lớn như Nam Cấm, Bắc Vinh, Hồng Lĩnh, Gia Lách, Đại Kim... và một số khu công nghiệp quy mô nhỏ khác.

    Diện tích xây dựng công nghiệp tại khu vực phía Nam Nghệ An khoảng 1.251 ha; khu vực phía Bắc Hà Tĩnh khoảng 985 ha; tổng diện tích xây dựng công nghiệp trong vùng đạt khoảng 2.236 ha.

    Về tổ chức hệ thống du lịch vùng, không gian du lịch được bố trí trên cơ sở khai thác tiềm năng tài nguyên sẵn có, chú trọng bảo vệ môi trường, cảnh quan với các không gian du lịch như vùng du lịch biển đảo gắn với các khu vực ven biển (Nghi Lộc, Cửa Lò, Xuân Thành...) với các loại hình du lịch từ đơn giản đến cao cấp, du lịch mạo hiểm; các khu vực phát triển du lịch văn hóa tâm linh như di tích và các địa danh lịch sử gắn với các danh nhân văn hóa tại các địa phương như: Thành phố Vinh, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn...

    Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm

    Về quy hoạch giao thông, sẽ nâng cấp, mở mới một số tuyến đường như tuyến đường bộ ven biển đi qua địa phận các huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Xuân; đường quốc lộ 1A; đường bộ cao tốc Bắc Nam; đường quốc lộ 15A;...

    Bên cạnh đó, nâng cấp các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp III - cấp IV. Đến 2015, 100% các xã có đường giao thông đến trung tâm, tỷ lệ rải mặt 40-50%, đến năm 2025 hầu hết các tuyến đạt tiêu chuẩn đường nông thôn mới, tỷ lệ rải mặt đạt 80%.

    Từng bước xây dựng đường từ trung tâm xã tới trung tâm thôn, bản ở các huyện vùng núi cao (5 huyện). Tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường xã ở các huyện vùng núi cao đến năm 2015 đạt 15%, đến năm 2020 đạt 20%.
    #21
  3. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 bao gồm quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản nhằm mở ra cơ hội thay đổi tư duy, khơi dậy cảm hứng cộng đồng, thu hút các nguồn lực xã hội cùng gắn kết, tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di tích, phát triển kinh tế di sản và du lịch; Trong đó, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn của di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh là yếu tố cốt lõi, tiền đề thiết lập hệ thống các sản phẩm du lịchcó chất lượng, giá trị gia tăng cao, tạo ra nguồn thu lớn vàthường xuyên, trút bỏ gánh nặng của ngân sách, đồng thời, làm thay đổi vị thế, hình thành động lực phát triển mới cho địa phương.

    b)Quan điểm quy hoạch
    Bao gồm (9) quan điểm sau đây: (1) Thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch hệ thống di tích, tuân thủ theo các quy định khác của luật di sản; (2) Quá trình nghiên cứu cần được đầu tư chuyên sâu, áp dụng và nâng cao chất lượng quy hoạch di sản theo các chuẩn mực quốc tế;(3) Quy hoạch phải mang lại hiệu năng chuyển hóa hệ thống di tích,di sản từ chỗ đang là gánh nặng ngân sách (như hiện nay) trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội;(4) Quy hoạch phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;(5) Quy hoạch cần được thực hiện phù hợp với xu hướng xã hội hóa, gắn hệ thống di tích, di sản với phát triển du lịch;(6) Quy hoạch được thực hiện trên nguyên tắc mở, có khả năng thích ứng cao với các biến động kinh tế, xã hội trong dài hạn;(7) Quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản, tổ chức không gian chức năng phụ trợ, các giải pháp thực thi theo nguyên tắc của kinh tế thị trường;(8) Quy hoạch phải tích hợp các giá trịphát triển bền vững, gắn kết với hệ thống quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch khác của địa phương;(9) Quy hoạch phải trở thànhgiải pháp căn cơ nhất, lấy yếu tố bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn của địa phương, làm tiền đề, động lực phát triển mới.
    #22
  4. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Trên toàn tỉnh Nghệ An hiện có 1.945 di tích, bao gồm 372 di tích đã được kiểm kê, xếp hạng gồm 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên; Địa điểm Mốc số 0 - Đường chiến lược Hồ Chí Minh; Khu lưu niệm Phan Bội Châu), khoảng 134 di tích cấp quốc gia và khoảng 235 di tích cấp tỉnh; khoảng 1.573 di tích - danh thắng chưa được xếp hạng.

    b)Mục tiêu dài hạn của quy hoạch hệ thống di tích:
    Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trở thành yếu tố cốt lõi bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn của địa phương; Thiết lập các giải pháp tổng hợp, hướng tới bảo tồn tích cực hệ thống di tích theo các chuẩn mực quốc tế; Hoàn thiện các cấu trúc không gian chức năng phụ trợ, hạ tầng cho từng khu vực di tích gắn với chương trình hoạt động, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích; Đề xuất các giải pháp thực thi, cơ chế chính sách tương ứng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích một cách bền vững; Chuyển hóa các khu vực di tích, di sản vật thể, danh lam thắng cảnh cùng di sản phi vật thể gắn kết với cộng đồng dân cư, trở thành động lực phát triển kinh tế di sản và du lịch.

    c)Mục tiêu ngắn hạn của quy hoạch hệ thống di tích:
    Trên cơ sở hướng tới thực hiện mục tiêu dài hạn, quy hoạch cần thực hiện (6) mục tiêu ngắn hạn sau đây: (1) Điều tra khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật vùng quy hoạch làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực thi mục tiêu quy hoạch; (2) Đánh giá thực trạng, xác định chất lượng bảo tồn, mức độ xuống cấp, các khiếm khuyết trong quản lý hồ sơ, thực tế đầu tư và khai thác của từng di tích, di sản; (3) Tiến hành các nghiên cứu cơ bản, xác định các đặc trưng, giá trị tiêu biểu cho từng di tích; (4) Làm rõ trạng thái của từng loại di tích đã được công nhận, hướng bổ sung hồ sơ di tích, hồ sơ khoa học, hồ sơ vật thể và phi vật thể, hồ sơ kỹ thuật, văn hóa lịch sử của từng di tích, di sản; (5) Xác định nhu cầu sử dụng đất, khoanh vùng, cắm mốc giới bảo vệ di tích, xác định yêu cầu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của từng di tích; (6) Thiết lập hệ thống công cụ tham chiếu, nhận diện, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các di tích văn hóa, lịch sử thuộc các khu vực đô thị, nông thôn.

    d)Định hướng quản lý, sử dụng đất của hệ thống di tích:
    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Cập nhật số liệu, lập hồ sơ cấp đất, giao đất và hiển thị trên bản đồ sử dụng đất toàn bộ các di tích đã được xếp hạng; Trong đó, hoàn thiện hồ sơ cấp đất cho khoảng 12 di tích chưa có số liệu sử dụng đất trong hồ sơ di tích, khoảng 261/372 di tích chưa hiển thị trên bản đồ sử dụng đất cấp huyện; khoảng 106 di tích chênh lệch số liệu giữa hồ sơ di tích và bản đồ, khoảng 06 di tích đồng thời chưa có số liệu trong hồ sơ di tích và bản đồ sử dụng đất cấp huyện;

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Tất cả các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh đều phải hoàn chỉnh hồ sơ cấp đất, xác định ranh giới và hiển thị trên bản đồ địa chính; Tiếp tục cập nhật dữ liệu, xác định quy mô, nhu cầu sử dụng đất theo hồ sơ khoa học, quy hoạch tổng thể, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    e)Định hướng kế hoạch điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích:
    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Điều chỉnh, bổ sung, cập nhật khu vực bảo vệ cho tất cả các di tích trên cơ sở hồ sơ xếp hạng, hồ sơ khoa học di tích, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổngthể, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Trong đó,cần bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khu vực bảo vệ các cụm di tích trọng tâm, trọng điểm, các di tích có yêu cầu cấp thiết gồm 171 di tích (với khoảng 41 di tích có yêu cầu cấp thiết, khoảng 11 di tích chưa có vùng bảo vệ I và II; khoảng 40 di tích chưa có vùng bảo vệ II);

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Cập nhật, điều chỉnh khu vực bảo vệ di tích theo hồ sơ khoa học di tích; quy hoạch tổng thể; dự án/ báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tiến hành khảo sát, đo đạc, chỉnh lý bản đồ sử dụng đất cho các di tích còn lại (đã được xếp hạng tính đến thời điểm hiện nay).

    f)Định hướng kế hoạch cắm mốc giới bảo vệ di tích, giải tỏa vi phạm:
    Trong ngắn hạn, đến năm 2025:Lập hồ sơ, cắm mốc giới bảo vệ di tích, giải tỏa vi phạm cho tất cả các di tích đã được công nhận, xếp hạng trên địa bàn toàn tỉnh; Trong đó, cắm mốc giới bảo vệ, giải tỏa vi phạm cho các cụm di tích trọng tâm, trọng điểmkhoảng 171 di tích (các di tích có yêu cầu cấp thiết khoảng 41 di tích) và theo kế hoạch điều chỉnh các khu vực bảo vệ di tích.

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Tiếp tục triển khai cắm mốc giới bảo vệ di tích, giải tỏa vi phạm cho các di tích còn lại; Cập nhật mốc giới bảo vệ di tích theo hồ sơ khoa học; quy hoạch tổng thể; dự án/ báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    g)Định hướng kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:
    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hoặc lập mới hồ sơ khoa học di tích theo chuẩn mực quốc tế cho các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích quốc gia nổi tiếng, có giá trị văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các di tích thuộc khu vực di sản trọng tâm, trọng điểm; Trong đó, lập kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi chokhoảng 26 cụm di tích(khoảng 120di tích);yêu cầu cấp thiết khoảng 32 di tích;

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện hoặc lập mới hồ sơ khoa học di tích theo chuẩn mực quốc tế và lập kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi khoảng 46 cụm di tích (khoảng 217di tích) và khoảng 15 nhóm các di tích độc lập (khoảng 35 di tích) còn lại;

    Cần lưu ý trước khi thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xác định các mặt giá trị tiêu biểu và hiện trạng kỹ thuật của từng di tích; Ưu tiên khảo sát, nghiên cứu theo cụm, nhóm di tích (toàn tỉnh có 72 cụm di tích và 15 nhóm các di tích độc lập); Đồng thời, cần hoàn chỉnh hồ sơ khoa học của di tích làm cơ sở dữ liệu quyết định mục tiêu, mức độ can thiệp và các phương án kỹ thuật cho phù hợp.

    h)Định hướng kế hoạch lập quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:
    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Triển khai quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích toàn bộ các di tích quốc gia đặc biệt, các cụm di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch, các cụm di tích có yêu cầu bảo quản, tu bổ, phục hồi cấp thiết, các cụm di tích trong các khu vực thí điểm phát triển kinh tế di sản; Trong đó, lập quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi khoảng 26 cụm di tích.

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Thực hiện lập quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi di tíchkhoảng 46 cụm di tích còn lại.

    Riêng đối với các cụm di tích trong các khu vực di sản thí điểm, trọng điểm, trọng tâm, có thể lồng ghép trong quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch theo yêu cầu của ngành văn hóa, du lịch;nhóm các di tích độc lập cần phải được quy hoạch lồng ghép với các quy hoạch đô thị, nông thôn và các quy hoạch khác theo yêu cầu phát triển tại địa phương.

    2.9. Định hướng kế hoạch lập dự án/ báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:

    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Cần triển khai lập dự ánbảo quản, tu bổ, phục hồi di tích toàn bộ các di tích quốc gia đặc biệt, các cụm di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; Ưu tiên lập các dự án theo cụm di tích trong các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm, khu vực thí điểm phát triển kinh tế di sảnvới khoảng 26 cụmdi tích (bao gồmkhoảng 120 di tích); Yêu cầu cấp thiết lập báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi khoảng 97 di tích.

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Cần triển khai lập dự án/ báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi toàn bộ các di tích còn lại (khoảng 46 các cụm di tích và khoảng15 nhóm di tích độc lập).

    2.10. Định hướng tổ chức phát huy giá trị di tích đến năm 2030:

    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Định hướng tổ chức phát huy giá trị theo các cụm di tích, đồng thời gắn hệ thống di tích với các quần cư đô thị, nông thôn, các khu vực danh lam thắng cảnh, trở thành các quần thể sử dụng chung các cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội, giao thông và hạ tầng kỹ thuật; Trước mắt, tổ chức phát huy giá trị khoảng 26 cụm di tích (khoảng 120 di tích), trong đó nhu cầu cấp thiết khoảng 39 di tích; Cụ thể:

    Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên; Khu lưu niệm Phan Bội Châu, Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế; Lăng mộ đền thờ Thân mẫu vua Mai; Thành Lục Niên; Đình Hoành Sơn; Đền Nhạn Tháp (Nam Đàn). Mộ Nguyễn Trường Tộ; Đền Thanh Liệt, Đền Vua Lê, Đền Rậm, Đền thờ Hoàng Nghĩa Lương, Đền Ông Hoàng Mười, Đền Vua Quang Trung (Hưng Nguyên); Thành cổ Vinh (thành phố Vinh); Đền Nguyễn Xí (Nghi Lộc); Đền Vạn Lộc và mộ Nguyễn Sư Hồi (thị xã Cửa Lò); Đền Cuông, Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên (Diễn Châu); Đền Cờn (thị xã Hoàng Mai); Đền Thần (Quỳnh Lưu); Nhà thờ trạng Nguyên Hồ Tông Thốc, Đền Đức Hoàng, Đền Cả - thị trấn, Đền Cả - Nhân Thành, Đình Phúc Thành (Yên Thành); Đình Võ Liệt, Đền Bạch Mã (Thanh Chương); Đền thờ Nguyễn Cảnh Hoan, Đền Đức Hoàng, Đền Quả Sơn (Đô Lương); Nhà cụ Vi Văn Khang (Con Cuông); Hang Bua (Quỳ Châu); Di tích khảo cổ học Làng Vạc (thị xã Thái Hòa); Địa điểm Mốc số 0 - đường chiến lược Hồ Chí Minh (Tân Kỳ); Đền Chín Gian (Quế Phong); Đền Vạn (Tương Dương); Đền Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn); Đền Choọng (Quỳ Hợp).

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Tổ chức triển khai phát huy giá trị khoảng 46 cụm di tích và khoảng 15 nhóm các di tích độc lập còn lại (khoảng 252 di tích).

    2.11. Định hướng kế hoạch lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với các đối tượng trong danh mục kiểm kê di tích:

    Việc lập hồ sơ xếp hạng cần duy trì thường xuyên, liên tục, song phải chặt chẽ, gắn với các yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ khoa học di tích, quản lý bảo tồn, phát huy giá trịtheo các chuẩn mực quốc gia, quốc tế cho từng di tích kết hợp với công tác triển khai lập quy hoạch tổng thể, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    Kế hoạch lập hồ sơ nâng hạng di tích:

    - Nâng hạng từ di tích cấp quốc gia lên di tích cấp quốc gia đặc biệt khoảng 9 di tích; Cụ thể: Đình Hoành Sơn, Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế (huyện Nam Đàn); Khu tưởng niệm Xô viết Nghệ Tĩnh 12/9, Núi Lam Thành, Khu lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong, Mộ Nguyễn Trường Tộ (huyện Hưng Nguyên); Đền Nguyễn Xí (huyện Nghi Lộc); Khu lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên (huyện Diễn Châu); Nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu (huyện Yên Thành);

    - Nâng hạng từ di tích cấp tỉnh lên di tích cấp quốc gia khoảng 11 di tích; Cụ thể: Đền thờ Lê Đức Tuy, Nhà thờ và mộ Thám hoa Nguyễn Đức Đạt (huyện Nam Đàn); Đền Ông Hoàng Mười, Đền Nguyễn Biểu (huyện Hưng Nguyên); Đền Tam Tòa (xã Nghi Công Bắc, huyện Nghi Lộc) thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, Đền Cửa (xã Nghi Khánh, Nghi Lộc) thờ mẫu Âu Cơ và Tướng quân Trần Quang Khải; Đình Cháy, Đền và Mộ quan lớn Bùng (huyện Diễn Châu); Nhà thờ Tiến sỹ Phan Sỹ Thục, Phủ thờ Đàng Cao (huyện Thanh Chương); Đình Long Thái (huyện Đô Lương).

    2.12. Định hướng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích:

    Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích bao gồm: Hạ tầng bảo tồn và thông tin di tích, di sản; Hạ tầng du lịch; Hạ tầng kỹ thuật; và Hạ tầng xã hội; Trong đó, cần phân cấp thành: Cấp vùng; Cấp khu vực trọng tâm, trọng điểm; Cấp nội khu di tích; Hệ thống hạ tầng này cần được kết nối, chia sẻ với hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn; song vẫn có đặc tính riêng (hạ tầng tiện ích, thông tin di sản; thông tin du lịch, chỉ dẫn, hướng dẫn, quản lý, bảo vệ;hạ tầng dịch vụ thiết yếu, cung cấp trang thiết bị du lịch,thiết bị giới thiệu, quảng bá di sản).

    2.13. Định hướng các vùng di tích trọng điểm:

    - Vùng I: Nam Đàn - Thanh Chương: gồm 88 di tích được xếp hạng; trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng II: Vinh - Cửa Lò - Nghi Lộc - Hưng Nguyên: gồm 85 di tích được xếp hạng; trong đó có 36 di tích quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng III: Khu vực Diễn Châu - Yên Thành - Đô Lương: gồm 138 di tích được xếp hạng; trong đó có 46 di tích quốc gia, 92 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng IV: Khu vực Quỳnh Lưu - Hoàng Mai: gồm 40 di tích được xếp hạng; trong đó có 20 di tích quốc gia, 20 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng V: Khu vực Anh Sơn - Tân Kỳ - Nghĩa Đàn - Thái Hòa: gồm 13 di tích được xếp hạng; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di tích quốc gia, 9 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng VI: Khu vực Quế Phong - Quỳ Châu - Quỳ Hợp: gồm 4 di tích được xếp hạng; trong đó có 2 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh;

    - Vùng VII: Khu vực Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn: gồm 4 di tích được xếp hạng; trong đó có 2 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh.

    2.14. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật liên kết các vùng di tích trọng điểm:

    Nghệ An có khoảng 09 tuyến đường bộ chính, 12 tuyến đường sông và các tuyến đường biển có khả năng liên kết các khu vực di tích trọng điểm; Cụ thể:

    - Quốc lộ 1A (kết nối với Thanh Hóa, Hà Tĩnh) đi qua Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh; Kết nối 03 vùng (Vùng II, Vùng III, Vùng IV);

    - Quốc lộ 16 (đoạn ĐT543, ĐT541 cũ, kết nối với Thanh Hóa) đi qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong; Kết nối 02 vùng (Vùng VII, Vùng VI);

    - Quốc lộ 7 (kết nối với Bolykhamxay - Lào tại cửa khẩu Nậm Cắn) đi qua Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn; Kết nối 03 vùng (Vùng III, Vùng V, Vùng VII);

    - Quốc lộ 48 kết nối với Hủa Phăn - Lào (cửa khẩu Thông Thụ) đi qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quỳnh Lưu, Diễn Châu; Kết nối 04 vùng (Vùng III , Vùng IV, Vùng V, Vùng VI);

    - Quốc lộ 48C đi qua Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp; Kết nối 02 vùng (Vùng VI, Vùng VII);

    - Đường Hồ Chí Minh kết nối với Thanh Hóa, Hà Tĩnh đi qua Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương; Kết nối 02 vùng (Vùng I, Vùng V);

    - Quốc lộ 46 kết nối với Bolykhamxay - Lào (cửa khẩu Thanh Thủy) đi qua Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương; Kết nối 02 vùng (Vùng I, Vùng II);

    -Quốc lộ 15 đi qua Thanh Chương, Nam Đàn, Đô Lương, Tân Kỳ; Kết nối 03 vùng (Vùng I, Vùng III, Vùng V);

    - Tuyến đường sông liên vùng theo sông Lam và chi lưu (sông Con, Sông Hiếu, sông Sào, sông Đào, sông Khe Ang) kết nối Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; Kết nối 04 vùng (Vùng I, Vùng II, Vùng V, Vùng VII); và các tuyến đường thủy kết nối nội vùng khác như: sông Hoàng Mai và các chi lưu; sông Thị Long; kênh (sông) Nhà Lê; sông Bùng; sông Lạch Vạn và chi lưu; sông Cấm và chi lưu; và các tuyến sông khác;

    - Tuyến đường biển kết nối Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Hoàng Mai; Kết nối 03 vùng (Vùng II, Vùng III, Vùng IV).
    #23
  5. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Nội dung Quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản
    3.1. Mục tiêu chủ đạo:

    Nhận diện các di sản văn hóa, thiên nhiên sẵn có, tiềm ẩn tại địa phương; giải quyết hài hòa mối quan hệ tương tác với các khu vực chức năng trong và ngoài vùng bảo vệ di sản, di tích; gắn di sản, di tích với cộng đồng dân cư địa phương và các hoạt động du lịch văn hóa và các loại hình du lịch khác; hoàn thiện hệ thống quản trị, bảo tồn và làm tăng giá trị di sản; đề xuất các nhóm giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội; chuyển hóa hệ thống di tích, di sản thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong đó, di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh làm yếu tố cốt lõi; làm cơ sở quản lý, phát triển kinh tế di sản và du lịch theo quy hoạch.

    3.2. Nhận diện các loại hình di sản Nghệ An:

    Nghệ An là một địa phương có đa dạng các loại hình di sản, gồm: Nhóm các di sản văn hóa, lịch sử; Nhóm di sản nông thôn, nông nghiệp; Nhóm di sản đô thị; Nhóm di sản kiến trúc, nghệ thuật; Nhóm di sản công nghiệp; Nhóm di sản thiên nhiên, cảnh quan; Nhóm các bảo tàng; Nhóm di sản văn hóa phi vật thể và các loại hình di sản khác.

    3.3. Phân vùng bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch

    Phương án phân vùng bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch được lựa chọn trên nguyên tắc phân bố các di sản trọng điểm, trọng tâm, tương hợp về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân cư, không gian văn hóa - lịch sử tương đồng, tích hợp giá trị, nhóm sản phẩm và đồng nhất với các vùng di tích trọng điểm; Theo đó, Nghệ An được chia làm 7 vùng di sản với các chủ đề đặc trưng; Cụ thể:

    Vùng disản I: Nam Đàn - Thanh Chương/ Di sản Hồ Chí Minh và Cách mạng;

    Vùng di sản II: Vinh - Cửa Lò - Nghi Lộc - Hưng Nguyên/Di sản Đô thị và Dân gian;

    Vùngdi sản III: Diễn Châu - Yên Thành - Đô Lương/Di sản Nông thôn và Nông nghiệp;

    Vùngdi sản IV: Quỳnh Lưu - Hoàng Mai/ Di sản Văn nhân và Khoa bảng;

    Vùngdi sản V: Anh Sơn - Tân Kỳ - Nghĩa Đàn - Thái Hòa/Di sản Mới và Đương đại;

    Vùngdi sản VI: Quế Phong - Quỳ Châu - Quỳ Hợp/ Di sản Văn hóa bản địa;

    Vùng di sản VII: Con Cuông - Tương Dương - Kỳ Sơn/ Di sản Thiên nhiên.

    3.4. Định hướng kết nối hệ thống tuyến, điểm và hạ tầng du lịch, di tích, di sản trên toàn tỉnh Nghệ An:

    Kết nối hệ thống tuyến, điểm, hạ tầng du lịch, di tích, di sản trên toàn tỉnh và từng phân vùng cần đảm bảo các yêu cầu: Hình thành chu trình khép kín trong các tuyến tham quan; Đảm bảo phân bố thời lượng trong mỗi chu trình tham quan tương ứng với từng sản phẩm và đối tượng du lịch; Kết hợp hệ thống hạ tầng du lịch trong một chu trình tham quan có cấu trúc mở, vừa có khả năng độc lập cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong dài hạn vừa có khả năng kết hợp các tuyến, điểm đảm bảo khả năng liên kết trong ngắn hạn; Nghiên cứu định hướng, thiết kế giải pháp phối hợp liên kết với các vùng, khu vực trong tỉnh, quốc gia và quốc tế. Theo đó, 07 vùng di sản của Nghệ An được kết nối bằng 9 con đường di sản; Bao gồm:

    - Con đường Di sản Đông xứ Nghệ (duyên hải/ tuyến QL1A); Kết nối các phân vùng di sản II, III và IV;

    - Con đường Di sản Tây xứ Nghệ (khám phá/ tuyến QL16); Kết nối các phân vùng di sản VI và VII;

    - Con đường Di sản Nam xứ Nghệ (tuyến QL7); Kết nối các phân vùng di sản III, V và VII;

    - Con đường Di sản Bắc xứ Nghệ (tuyến QL48); Kết nối các phân vùng di sản III, IV, V và VI;

    - Con đường Di sản Trung xứ Nghệ (tuyến QL48C); Kết nối các phân vùng di sản VI và VII;

    - Con đường Di sản Hồ Chí Minh (tuyến đường Hồ Chí Minh; QL15); Kết nối các phân vùng di sản I và V;

    - Con đường Di sản Mới (tuyến QL46; QL15); Kết nối các phân vùng di sản I, II, III và V;

    - Con đường Di sản Sông Lam (tuyến đường thủy Sông Lam, Sông Con, Sông Hiếu); Kết nối các phân vùng di sản I, II, V và VII;

    - Con đường di sản Biển xứ Nghệ (với 06 cảng biển); Kết nối các phân vùng di sản II, III và IV.

    3.5. Định hướng không gian bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch:

    a) Định hướng chung:

    - Áp dụng các giải pháp liên kết không gian di sản, gắn kết nhiều loại hình di sản (theo chiều ngang) tại một địa điểm, trở thành di sản hỗn hợp; hoặc gắn kết theo một loại hình di sản (theo chiều dọc) theo phân vùng và toàn tỉnh)/ như di sản cách mạng, danh nhân, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ, thiên nhiên, đô thị, nông thôn, công nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;

    - Thực hành triệt để nguyên lý: “mỗi di sản một quần cư”; “mỗi quần cư một sản phẩm”; “mỗi sản phẩm một cảnh quan”; và “mỗi di sản một phong cách”; “mỗi sản phẩm một chuyên gia” nhằm tạo nên sự khác biệt, sức hấp dẫn và nâng cao năng lực cạnh tranh;

    - Mỗi phân vùng di sản cần phải có mạng lưới về bảo tàng, trình diễn, biểu diễn; Theo đó, mỗi phân vùng cần tối thiểu một bảo tàng, một trung tâm thông tin di sản và du lịch; Mỗi chuyên đề di sản cần có tối thiểu một bảo tàng hoặc nhà triển lãm, trưng bày chuyên biệt; Mỗi một cụm di tích hay một vùng di sản đều cần có tối thiểu một khu vực biểu diễn, lễ hội (ngoài trời hoặc trong nhà);

    - Bảo tồn các di tích, di sản cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, thực hành chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế.

    b) Nguyên tắc tổ chức không gian bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch:

    - Các khu vực hoạt động tiếp đón khách du lịch cần có khoảng giãn cách (k) theo cấp, hạng của từng di tích; Cụ thể:

    + Đối với vùng bảo vệ I cần tối thiểu 100 m; với khu vực bảo vệ II cần tối thiểu 50 m để đảm bảo sự toàn vẹn của môi trường, cảnh quan di tích. Di tích cấp tỉnh có hệ số k=2 (tương ứng 200 m và 100 m); Di tích quốc gia có hệ số k=4 (tương ứng 400 m và 200 m); Di tích quốc gia đặc biệt có hệ số k=6 (tương ứng 600 m và 300 m);

    + Đối với các khu vực phát triển kinh tế di sản, khoảng cách tối thiểu từ khu vực đón tiếp đến vùng lõi (hoặc vùng bảo vệ I) ≥ 400 ~ 600 m (tương đương 5 ~ 10 phút đi bộ).

    - Hoàn thiện các không gian chức năng ngoài di tích (di sản) theo chuẩn mực quốc tế gắn với các quần cư làm cơ sở phát triển kinh tế di sản, định hướng cơ cấu như sau:

    + Đối với di tích quốc gia đặc biệt: cần tối thiểu 3 không gian phụ trợ, không gian đón tiếp (bao gồm bãi đỗ xe, các khu vực dịch vụ và tiện ích, hướng dẫn du lịch), cảnh quan, quản lý, hạ tầng kỹ thuật và gắn với 3 quần cư trở lên hoặc một đô thị.

    + Đối với di tích quốc gia: cần tối thiểu 2 không gian dịch vụ đón tiếp và không gian cảnh quan, gắn với tối thiểu 2 quần cư.

    + Đối với di tích cấp tỉnh: cần có không gian cảnh quan và 1 quần cư kèm theo, không gian đón tiếp cơ bản kết hợp với 1 không gian cảnh quan.

    3.6. Sản phẩm du lịch - di sản đặc trưng của tỉnh Nghệ An:

    - Đặc trưng của chủ đề: Sự thuần khiết và bất tận của 7 sắc thái theo vùng di sản tương ứng với 7 màu ánh sáng (Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím), trong đó Màu đỏ (Di sản Hồ Chí Minh và Cách mạng) là chủ đạo;

    - Đặc trưng của hệ thống: “mỗi di sản một quần cư”; “mỗi quần cư một sản phẩm”; “mỗi sản phẩm một cảnh quan”;

    - Đặc trưng của kết nối: “9 con đường di sản” (Di sản Hồ Chí Minh; Đông xứ Nghệ, Tây xứ Nghệ, Nam xứ Nghệ, Bắc xứ Nghệ, Trung xứ Nghệ; Di sản Sông Lam, Di sản Mới và Biển xứ Nghệ);

    - Đặc trưng của giá trị: Tất cả các sản phẩm đều được định dạng trên nền tảng “sản nghiệp văn hóa Nghệ An”;

    - Đặc trưng của hình thức: Các sản phẩm đều được thiết kế, tổ chức một cách chuyên nghiệp theo phương châm “mỗi di sản một phong cách”; “mỗi sản phẩm một chuyên gia”.

    3.7. Định hướng tổ chức quản lý, chương trình hoạt động:

    a) Định hướng tổ chức quản lý

    -Quản lý và phát triển kinh tế di sản cần được tổ chức thành 5 nhánh: Tư vấn quản lý nhà nước về di sản; Nghiên cứu, bảo tồn; Đầu tư xây dựng; Khai thác, cung cấp dịch vụ du lịch; Phối hợp với chính quyền địa phương (quản lý hành chính);

    -Tổ chức bộ máy chuyên nghiệp quản lý, nghiên cứu bảo tồn, đầu tư, khai thác và cung cấp dịch vụ du lịch, dịch vụ đô thị và nông thôn;

    - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành và chính quyền địa phương.

    b) Chương trình hoạt động

    Bao gồm: (1) Các hoạt động định kỳ; (2) Các hoạt động thường xuyên; (3) Các hoạt động đời sống thường ngày; (4) Các hoạt động lễ hội; (5) Các hoạt động biểu diễn, văn hoá, văn nghệ; (6) Các hoạt động thể thao và trò chơi dân gian; (7) Các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hoá; (8) Các hoạt động quản lý, kỹ thuật, kinh doanh du lịch và dịch vụ hỗ trợ; (9) Các hoạt động phối hợp.
    #24
  6. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Áp dụng triển khai thí điểm phát triển kinh tế di sản và du lịch
    4.1.Mục tiêu cụ thể:
    Thí điểm phát triển kinh tế di sản với sự tham gia của cộng đồng nhằm triển khai nhanh chóng, có hiệu quả quy hoạch hệ thống di tích và quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản; Hướng tới đến năm 2020 ~ 2025 đưa các khu vực di tích, di sản thuộc nhóm được lựa chọn trở thành những điểm hấp dẫn của du lịch văn hóa và các loại hình du lịch khác; Đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình, góp phần đưa Nghệ An trở thành một điểm đến của du lịch quốc gia và toàn cầu, một điểm sáng về phát triển kinh tế di sản và du lịch của Việt Nam.

    4.2.Nhóm các khu vực di sản thí điểm theo phân vùng:
    a) Vùng di sản I(phát triển thí điểm 03 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung tâm Nam Đàn:Gồm 01 cụm di tích (Cụm di tích Trung tâm Nam Đàn); Với 01 tổ hợp di tích Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nhà cụ Nguyễn Sinh Sắc; Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm; Nhà cụ Vương Thúc Quý; Lò Rèn Cố Điền; Giếng Cốc; Nhà thờ họ Nguyễn Sinh; Cây đa và sân vận động làng Sen; Núi Chung; Đền - Đình Làng Sen; Cụm di tích Hoàng trù (Nhà của gia đình cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà của gia đình cụ Hoàng Xuân Đường); Khu mộ bà Hoàng Thị Loan).

    - Khu vực di sản văn hóa - lịch sử Tây Nam Đàn:Gồm Di sản đô thị Nam Đàn và 03 cụm di tích (Cụm di tích Tây Nam Đàn; Cụm di tích Tây Bắc Nam Đàn; Cụm di tích Bắc Tây Bắc Nam Đàn); Với 08 di tích: Mộ và đền thờ Mai Hắc Đế; Lăng mộ đền thờ Thân mẫu vua Mai; Đình Khả Lãm; Khu lưu niệm Phan Bội Châu (thị trấn Nam Đàn và phụ cận); Đền Nậm Sơn; Chùa Đức Sơn; Đền Hồ Sơn; Đình Đức Nậm;

    - Khu vực di sản văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, nông thôn, nông nghiệp Nam Nam Đàn:Gồm 02 cụm di tích (Cụm di tích Đông Nam Nam Đàn; Cụm di tích Nam Nam Đàn); Với 17 di tích: Đình Hoành Sơn; Nhà thờ họ Từ (Cơ sở hoạt động cách mạng của **** Xô Viết Nghệ Tĩnh thời kỳ 1930 - 1931); Đình Trung Cần và mộ Tống Tất Thắng; Nhà lưu niệm Nguyễn Tiềm; Đình Đông Viên; Nhà thờ nguyễn Nhân và khu mộ Nguyễn Nhân Mỹ; Nhà thờ và mộ Thám hoa Nguyễn Đức Đạt; Đình Đông Châu; Đình Dương Liễu; Nhà thờ họ Trần Phúc; Nhà thờ họ Phùng Đại tôn; Nhà thờ họ Thái Khắc Đại tôn; Núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Niên; Mộ Nguyễn Thiếp; Nhà thờ họ Nguyễn Thiện và mộ tiến sĩ Nguyễn Thiện Chương; Đình Giáp Đông; Lăng và Đền Bà Chúa Lóng.

    b) Vùng di sản II(phát triển thí điểm05 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung tâm Vinh:Bảo tồn, tái phát triển Thành cổ Vinh và phụ cận; Gồm Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh; Bảo tàng Nghệ An; Các quần cư thành cổ và 01 cụm di tích (Cụm di tích Trung Tâm Vinh); Với 03 di tích: Thành cổ Vinh; Đền Hồng Sơn; Chùa Cần Linh.

    - Khu vực di sản văn hóa - lịch sử Nam Vinh:Gồm 01 cụm di tích (Cụm di tích Nam Vinh); Với 01 di tích: Núi Dũng Quyết (đền Vua Quang Trung) và khu vực Phượng Hoàng Trung Đô (phục dựng).

    - Khu vực di sản Trung tâm Cửa Lò:phục dựng hàng phố và thương cảng cổ Cửa Lò; Gồm 01 cụm di tích(Cụm di tích Trung tâm Cửa Lò); Với 06 di tích: Đền Vạn Lộc và mộ Nguyễn Sư Hồi; Chùa Lô Sơn; Nhà thờ ông Hoàng Nguyên Cát; Đền Mai Bảng; Đền Yên Lương; Nhà thờ họ Hoàng Văn.

    - Khu vực di sản Trung tâm Hưng Nguyên:Trung tâm nghệ thuật cộng đồng; Gồm 01 cụm di tích (Cụm di tích trung tâm Hưng Nguyên); Với 04 di tích: Núi Lam Thành; Đền Thanh Liệt; Đền Vua Lê; Đền Nguyễn Biểu.

    - Khu vực di sản Đông Hưng Nguyên:Trung tâm văn hóa dân gian Hưng Thịnh; Gồm 01 cụm di tích (Cụm di tích Đông Hưng Nguyên); Với 01 di tích: Đền Ông Hoàng Mười (và phụ cận).

    c) Vùng di sản III (phát triển thí điểm 01 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung Tâm Yên Thành: Di sản sinh thái nông thôn, nông nghiệp, (Làng cổ Phúc Thành gắn với Đền Đức Hoàng và phụ cận); Gồm 01 nhóm cụm di tích (Trung tâm Yên Thành); Với 25 di tích: Nhà thờ họ Phan Mạc; Nhà Lưu niệm Phan Đăng Lưu; Mộ và đền thờ Phan Tất Thông; Đền thờ Phan Cảnh Quang; Đền Cả; Chùa Bảo Lâm; Nhà thờ Chu Thường Yêm (nâng cấp); Đền thờ Thám hoa Phan Duy Thực; Nhà thờ họ Phan Doãn; Đền Thờ Trần Đăng Dinh; Đền Đức Hoàng; Nhà thờ họ Nguyễn Duy; Nhà thờ Vũ Văn Mật, Vũ Đình Tiến, Vũ Đình Yên; Nhà thờ họ Nguyễn Trọng và mộ Mạc Phúc Thanh; Nhà thờ họ Nguyễn Gia; Đình Hương; Nhà thờ họ Nguyễn Gia đại tôn; Nhà thờ họ Phan Đức; Đình Sừng; Nhà thờ họ Vương; Nhà và mộ cụ Vương Thức; Nhà thờ họ Phụng; Đình Xuân Đào; Đền Cả; Nhà thờ họ Phạm.

    d) Vùng di sản IV (phát triển thí điểm 01 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung tâm Hoàng Mai: Di sản văn hóa duyên hải và ngư nghiệp (quần thể Đền Cờn và phụ cận); Gồm 01 cụm di tích(Cụm di tích Trung tâm Hoàng Mai); Với 01 di tích (Đền Cờn và phụ cận).

    e) Vùng di sản V (phát triển thí điểm 03 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Tây Anh Sơn: Di sản cảnh quan (Miền Trà Lân);

    - Khu vực di sản Trung tâm Tân Kỳ: Di sản lịch sử kháng chiến; Gồm 01 cụm di tích(Cụm di tích Trung tâm Tân Kỳ); Với 01 di tích: Địa điểm Mốc Số 0 - đường chiến lược Hồ Chí Minh (1973) và phụ cận;

    - Khu vực di sản Trung tâm Nghĩa Đàn:Di sản địa chất, văn hóa bản địa và Di sản Mới.

    f) Vùng di sản VI(phát triển thí điểm 01 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung tâm Quế Phong: Di sản thiên nhiên và văn hóa bản địa (thác Xao Va, thác Bảy Tầng và phụ cận).

    g) Vùng di sản VII(phát triển thí điểm 03 khu vực di sản):

    - Khu vực di sản Trung tâm Tương Dương:Di sản cảnh quan văn hóa lịch sử; Gồm Đền Vạn - Cửa Rào, Cổng Phủ, Bản Mác; 01 cụm di tích (Cụm di tích Trung tâm Tương Dương); Với 01 di tích: Đền Vạn (và phụ cận);

    - Khu vực di sản cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa Tây Kỳ Sơn; Gồm cửa khẩu Nậm Cắn, 01 cụm di tích (Cụm di tích Tây Kỳ Sơn); Với 01 di tích: Khu di tích Đền Pu Nhạ Thầu;

    - Khu vực di sản văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên Bắc Kỳ Sơn (tháp cổ Xằng Tớ, thác Xốp Lượt, Núi Phà Công, Pha Mứt, các quần cư văn hóa bản địa Mỹ Lý).

    4.3.Nhóm các di sản thí điểm liên vùng:
    - Nhóm di sản theo chủ đề “Di sản Bình Ngô xứ Nghệ”; Bao gồm 12 địa điểm: (1) Không gian lịch sử trận Bồ Đằng (Châu Nga - Châu Hội/ Quỳ Châu); (2) Miền Trà Lân (khu vực Bắc Lý); (3) Đền Vạn - Cửa Rào; (4) Thành Trà Lân (Anh Sơn, Con Cuông/ Ngã ba sông Con); (5) Ải Khả Lưu - Bồ Ái (Anh Sơn); (6) Thành Đô Lương (Đô Lương); (7) Thành Bình Ngô (Thanh Chương); (8) Đấu Lường Quân (Đô Lương); (9) Thành Lục Niên và Núi Thiên Nhẫn (Nam Đàn, Thanh Chương); (10) Thành Nghệ An (Núi Lam Thành, Hưng Nguyên); (11) Thành Diễn Châu (Diễn Châu); (12) Bảo tàng Bình Ngô xứ Nghệ và một số địa điểm khác có thể phát hiện thêm, điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu;

    - Nhóm di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: lễ hội, làng nghề, diễn xướng, dân ca (Ví giặm, Ca trù), truyền thống Nho học, ẩm thực địa phương tại các khu vực di sản thí điểm.
    #25
  7. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Định hướng kế hoạch lập quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch
    Nhằm tiết kiệm thời gian, ngân sách, đồng thời nâng cao năng lực đa dạng hóa sản phẩm, với sự tham gia năng động của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, tạo nên sức hấp dẫn cộng sinh bền vững, giúp cho các khu vực phát triển kinh tế di sản và du lịch hoạt động tức thời và hữu hiệu; Trên tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, khi triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần lựa chọn phương pháp quy hoạch tích hợp tạo nên sự đồng nhất về hệ thống các quy hoạch tổng thể di tích, quy hoạch di sản, quy hoạch đô thị, nông thôn quy hoạch xây dựng các khu chức năng đặc thù với quy hoạch du lịch; Theo đó, toàn tỉnh Nghệ An có 19 khu vực thí điểm, 21 khu vực trọng tâm trong tổng số 58 khu vực di sản trọng điểm cần quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch.

    Trong ngắn hạn, đến năm 2025: Cần triển khai lập 28/58quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch toàn bộ các khu vực có di tích quốc gia đặc biệt, các khu vực di sản trọng tâm, khu vực thí điểm phát triển kinh tế di sản;

    Trong dài hạn, đến năm 2030: Cần triển khai lập 30/58quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch toàn bộ các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm còn lại gắn với các quy hoạch đô thị, nông thôn và các quy hoạch phát triển khác.
    #26
  8. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu vực di tích, di sản
    Các biện pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động môi trường chủ yếu gồm:

    - Giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của công dân về ý thức giữ gìn môi trường, sinh thái đóng vai trò quan trọng trong đời sống, phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong xu hướng phát triển kinh tế di sản và du lịch; Trong đó, ưu tiên các biện pháp cá nhân cộng đồng tham gia phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện môi trường;

    - Thực hành thường xuyên các biện pháp bảo vệ môi trường không khí trong giao thông, xây dựng; bảo vệ môi trường trong sinh hoạt; bảo vệ môi trường nước; xử lý nước thải theo các giai đoạn phát triển; xử lý chất thải rắn theo hướng sinh thái, tái tạo;

    - Nghiên cứu môi trường, thực hành kỹ thuật bảo tồn di tích, di sản theo các chuẩn mực quốc gia, quốc tế thích nghi với các điều kiện của địa phương; Đề ra các giải pháp kỹ thuật và chính sách tương ứng, phù hợp với từng loại hình di tích, di sản; Đồng thời áp dụng phòng chống các tác động tiêu cực của môi trường tự nhiên, thiên tai, xã hội, tác động của các đợt tu sửa dẫn tới những biến đổi của các di sản, di tích trong quá trình tồn tại;

    - Phương án bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu khi thực hiện quy hoạch: lồng ghép các nội dung về phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các chương trình, quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đầu tư bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch; cùng phương án ứng phó, thích nghi với từng cấp độ của quá trình tác động biến đổi khí hậu;

    - Lập chương trình, kế hoạch giám sát, quan trắc môi trường sinh thái đô thị, nông thôn, các khu vực di tích, di sản và có báo cáo định kỳ theo các quy định hiện hành về tài nguyên, môi trường.
    #27
  9. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Lộ trình thực thi và các giải pháp thực hiện quy hoạch
    1. Lộ trình thực thi quy hoạch hệ thống di tích đến 2030:
    Gồm (08) phần việc chủ yếu, theo 3 giai đoạn:

    Giai đoạn I: Trong ba năm từ 2018đến 2020 tiến hành thực hiện các phần việc (1) Rà soát và tổng kiểm kê lại các di tích đã xếp hạng và chưa xếp hạng; (2) Lập hệ thống hồ sơ khoa học của toàn bộ các di tích sau kiểm kê theo thứ tự ưu tiên về giá trị, mức độ hư hại và chất lượng lưu trữ hồ sơ hiện có; (3) Xác định các khu vực bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất cho không gian lõi và phụ trợ;

    Giai đoạn II: Từ năm 2021 đến 2025 hoàn tất các phần việc (1) Thực hiện các quy hoạch tổng thể và lập các dự án đầu tư bảo tồn theo nhóm và từng phân vùng (để tăng nhanh tốc độ nghiên cứu và giảm trừ chi phí); (2) Xây dựng các quy chế quản lý bảo tồn và hoạt động làm tăng giá trị bằng du lịch văn hóa cho toàn bộ các nhóm di tích; (3) Cắm mốc giới bảo vệ di tích theo các quy hoạch, dự án được duyệt; (4) Kêu gọi xã hội hóa đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo các phân hạng;

    Giai đoạn III: Từ năm 2026 đến 2030 từng bước thực hiện phần việc Chuyển giao trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

    1. Lộ trình thực thi quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản đến 2030
    Gồm (09) phần việc chủ yếu, theo 3 giai đoạn:

    Giai đoạn I: Trong ba năm từ 2018 đến 2020 tiến hành thực hiện các phần việc (1) Hoàn thành nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế di sản, áp dụng thí điểm cho một số khu vực di tích, di sản, bảo tàng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (2) Triển khai áp dụng vào thực tiễn các giải pháp phát triển kinh tế di sản, thí điểm tại các khu vực thuận lợi trong xã hội hóa đầu tư; (3) Phát triển các dự án kinh tế di sản tại các phân vùng, địa phương, lựa chọn các di tích, di sản (cốt lõi) đang thu hút được khách kết hợp với các hoạt động đầu tư cho du lịch, các ngành kinh tế khác để gián tiếp đầu tư cho bảo tồn và khai thác di sản; (4) Triển khai lập các quy hoạch tổng thể cho từng khu vực di sản trọng điểm để thu hút các nhà đầu tư gắn kết và đang tiến hành đầu tư tại địa điểm lựa chọn (các Vùng di sản trọng tâm của từng phân vùng);

    Giai đoạn II: Từ năm 2021 đến 2025 hoàn tất các phần việc (1) Nhân rộng mô hình: “mỗi di sản một quần cư”; “mỗi quần cư một sản phẩm”; “mỗi sản phẩm một cảnh quan”; “mỗi di sản một phong cách”; “mỗi sản phẩm một chuyên gia”; Và, “mỗi di sản một doanh nghiệp”; “mỗi doanh nghiệp một cộng đồng”; (2) Tiến hành liên kết nhóm di sản tương ứng với cộng đồng doanh nghiệp và dân cư sở tại; (3) Xác lập các cơ chế, chính sách theo các nhóm và từng di sản cụ thể; (4) Bàn giao di sản cho cộng đồng có trách nhiệm quản lý, khai thác;

    Giai đoạn III: Từ năm 2026 đến 2030 từng bước thực hiện phần việc Xã hội hóa hoàn toàn công cuộc bảo tồn và đưa kinh tế di sản vào chương trình phát triển mang tính phổ thông.

    1. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch:
    Cần tổ chức nghiên cứu các giải pháp toàn diện phát huy giá trị di tích; Song song với quá trình lên kế hoạch thực hiện lập các đồ án quy hoạch tổng thể di tích gắn với phát triển du lịch, đô thị, nông thôn theo hướng quy hoạch tổng thể theo cụm di tích; quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch cho các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm;

    Đồng thời, cần có các kế hoạch nghiên cứu lập các chương trình đầu tư phát triển, chương trình hoạt động tổng thể và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, việc tổ chức các hoạt động cần phải làm rõ cho từng mốc thời gian đến tháng (kế hoạch ngắn hạn) và năm theo các giai đoạn phát triển;

    Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển, bao gồm (07) giải pháp chủ đạo: Những giải pháp xoay chuyển vị thế để phát triển; Xác định danh mục các chương trình, dự án mục tiêu ưu tiên đầu tư; Khuyến khích đầu tư; Kiến tạo cơ hội phát triển; Giải pháp khoa học và công nghệ; Giải pháp về vốn và nguồn lực; Liên kết các tác nhân làm biến đổi vùng, tạo động lực phát triển;

    Nhóm giải pháp hỗn hợp, hỗ trợ thực hiện quy hoạch bao gồm (04) giải pháp: Tổ chức sự kiện, các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, thúc đẩy cảm hứng của cộng đồng; Lập cổng thông tin quy hoạch di sản, công khai dữ liệu thông tin địa lý (GIS) các di tích, di sản và thông tin dự án, quảng bá thu hút đầu tư, tài trợ; Liên kết các website về thương mại và du lịch; Mở rộng giao lưu quốc gia và quốc tế trong trao đổi sản phẩm khoa học công nghệ, thương mại và du lịch;

    Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư, bao gồm (03) giải pháp chính: Các giải pháp huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước kết hợp các chương trình theo lĩnh vực; Giải pháp huy động vốn đầu tư của xã hội (đồng thời lập quỹ bảo tồn, phát triển kinh tế di sản và du lịch Nghệ An); Giải pháp huy động vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

    Trong năm 2018 -2020: hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế di sản, áp dụng thí điểm cho một số khu vựcdi tích, di sản, bảo tàng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tiến hành triển khai ngay vào thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình phát triển này.
    #28
  10. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư
    Tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch khoảng 27.710 tỷ đồng, trong đó:

    1. Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 10-15%) khoảng 3.177 tỷ đồng.
    a) Vốn đầu tư phát triển khoảng 3.062 tỷ đồng, để thực hiện các nội dung: lập các quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch; lập quy hoạch tổng thể, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, khu vực phụ trợ phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích, kết nối các vùng di tích trọng điểm; Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ các khu vực di sản có di tích quốc gia đặc biệt, các khu vực, trọng tâm, trọng điểm, các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư thí điểm; Những khu vực di sản, di tích, các công trình ngân sách trung ương không đầu tư thì phải bố trí ngân sách địa phương thực hiện.

    b) Vốn sự nghiệp thường xuyên khoảng 115 tỷ đồng để thực hiện các nội dung: Xếp hạng di tích, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích; lập hồ sơ cấp đất, giao đất, khoanh vùng, điều chỉnh các khu vực bảo vệ; cắm mốc giới bảo vệ di tích, giải tỏa vi phạm.

    c) Giai đoạn ngắn hạn,từ năm 2018 đến 2025 khoảng 969 tỷ đồng; Vốn đầu tư phát triển khoảng 910 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp thường xuyên khoảng 59 tỷ đồng.

    d) Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 2.208 tỷ đồng; Vốn đầu tư phát triển khoảng 2.152 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp thường xuyên khoảng 56 tỷ đồng;

    1. Vốn từ các nguồn thu hợp pháp khác (chiếm 85-90%) khoảng 24.533 tỷ đồng.
    a) Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 7.274 tỷ đồng.

    b) Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 17.259 tỷ đồng.

    1. Phân bổ cho các nội dung chính
    a) Thực hiện quy hoạch hệ thống di tích khoảng 8.358 tỷ đồng

    - Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 10-15%) khoảng 1.242 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 485 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 757 tỷ đồng.

    - Vốn từ các nguồn thu hợp pháp khác khoảng 7.116 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 2.920 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 4.196 tỷ đồng.

    b) Thực hiện quy hoạch toàn diện các phân vùng di sản bao gồm hỗn hợp cácmục tiêu về phát triển kinh tế di sản và du lịch, phát triển đô thị, nông thôn, nông nghiệp và phát triển các ngành kinh tế xã hội khác khoảng 13.813 tỷ đồng.

    - Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 10%) khoảng 1.381 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 345 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 1.036 tỷ đồng.

    - Vốn từ các nguồn thu hợp pháp khác khoảng 12.432 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng3.108 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 9.324 tỷ đồng.

    c) Các dự án thí điểm đến năm 2030 khoảng 5.538 tỷ đồng.

    - Vốn ngân sách Nhà nước (chiếm 10%) khoảng 554 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 138 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 415 tỷ đồng.

    - Vốn từ các nguồn thu hợp pháp khác khoảng 4.984 tỷ đồng; Giai đoạn ngắn hạn, từ năm 2018 đến 2025 khoảng 1.246 tỷ đồng; Giai đoạn dài hạn, từ năm 2026 đến 2030 khoảng 3.738 tỷ đồng.
    #29
  11. Vohoaithai
    Thành viên mới Tham gia: 28/11/2018 Bài viết: 89 Điện thoại: 0835448928
    Theo hồ sơ “Quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.

    Các phụ lục kèm theo: Phụ lục 01.Danh mục các cụm di tích và quy hoạch tổng thể tu bổ, bảo quản và phục hồi di tích; Phụ lục 02. Danh mục các di tích cần điều chỉnh, bổ sung quản lý sử dụng đất, các khu vực bảo vệ, cắm mốc giới bảo vệ di tích và giải tỏa vi phạm; Phụ lục 03. Danh mục các dự án/ báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi và tổ chức phát huy giá trị di tích; Phụ lục 04. Danh mục các di tích cần lập hồ sơ nâng hạng; Phụ lục 05. Danh mục các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm, quy hoạch tích hợp phát triển kinh tế di sản và du lịch.
    #30
backtop