Sài Gòn trời nắng nóng, ai cũng trốn cái nắng chả muốn đi đâu. Buổi tối ra hóng mát ở Hồ Con Rùa, Công viên 23/9, nhà thờ Đức Bà...Quay đi quay lại, ông trời mưa cho mấy trận cũng chẳng đủ làm vơi bớt đi cái không khí ngột ngạt và oi bức. Bỗng dưng nhớ nhà, nhớ Vinh quá. Thèm được về nhà. Mỗi tối đi bộ hóng mát ở quảng trường, không thì vi vu Cửa Lò. Dạo một vòng thành Vinh. Ngồi với lũ bạn cùng uống nước mía, cùng hàn huyên đủ chuyện trên trời dưới đất. Hoặc đi lang thang đường Nguyễn Văn Cừ, Hồ Tùng Mậu... ngồi uống nước chè cũng là một cái thú vui tao nhã. Các anh thì có thêm món hút thuốc lào dân dã. Ai thích không gian sang trọng, thì đi cà phê Điện Ảnh, quán cà phê @ gần quảng trường... Thế nhưng vẫn thích cái cảm giác được ngồi hóng mát ở vỉa hè, uống một ngụm chè xanh mát cho thật đã. Ngồi ngắm phố phường. Thử một lần mà đâm thành nghiện.
Cầu Bùng có tới 90% là đất đồi, gò vì thế chỉ có cây chè là tồn tại. Chè được trồng tới hơn nửa diện tích đất canh tác nơi đây. Đất gò đòi khô chai cứng, độ chênh như bậc thang thế mà cây chè vẫn cứ vươn lên xanh tốt. Chè leo dốc, vượt đồi, vào vườn, nương, ở quanh nhà… chỗ nào ở vùng đất này cũng rợp bóng loại cây này. Cây chè ở đây dặc biệt cao, to nên trẻ trong vùng có thể vừa đánh đu trên cành vừa chè, hái chè xanh đựng giỏ … Chợ Sy vào các ngày 3, 5, 8 hằng tháng với đặc sản cũng là cây chè xanh. Lên chợ, về chợ, các bà, các chị ai ai cũng gồng gánh, thúng mủng đầy thứ lá cây này. Lá chè được xếp khéo, xấp từng nạm vào rổ đầy có ngọn. Lá cây bánh tẻ, màu vàng nhạt, nhỏ và cong cong như một chú cá rô ron rất riêng. Người đến chợ mua chè theo cân, bằng rổ rồi mang đi xuôi, ngược. Uống chén chè làng hạ thật khó quên bởi vị ngọt, chán riêng của nó. (Ảnh minh họa) Uống chè xanh làng Hạ cũng khó quên. Người Cầu Bùng thường dùng nước giếng khơi, từ mạch đá ong sâu dưới lòng đát, hãm hoặc nấu chè. Chỉ cần một nắm nhỏ rửa sạch, vò qua cho vào ấm, đổ nước sôi để trong khoảng 10 phút. Sau dăm ba câu chuyện, chủ nhà có thể mời khách một bát nước chè sóng sánh màu xanh nhạt, thoảng hương thơm. Uống loại nước này sau bữa cơm là thích hợp nhất. Theo các cụ cao tuổi ở đất Hạ Bằng, vị chè ngọt, hơi chát uống nóng rất dễ tiêu cơm. Thậm chí với người Cầu Bùng, nó còn là phương thuốc bồi bổ cơ thế hữu hiệu. Chả thế mà cứ mùa hè đến, người làng Hạ đi gặt về, chỉ cần bát nước chè xanh hãm chỉ với chút đường, uống song, người như tỉnh lại sau cơn mệt mỏi. Mùa xuân về, hoa chè nở trắng vùng đồi. Nhị hoa vàng, mịn như nhung tơ, hương chè nhè nhẹ thoang thoảng dễ chịu. Quả chè lúc nào cũng treo trĩu cành đến hàng năm. Khi quả chín tách vỏ có màu nẫu xẫm, rơi xuống đất. Rồi cứ vậy, cây mẹ tiếp cây con kế vị nhau nối nghiệp ăn ở với miền quê chân chất . Trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đã có bao bà mẹ thôn Hạ nấu bát chè xanh tiễn con đi. Rồi gả con lấy chồng xa cũng có chén nước chè mời bà con lối xóm; các cụ ngồi chơi hát chầu văn cũng có ấm chè bên cạnh góp vui… Ngày nay, nhu cầu cuộc sống nâng cao, người làng Hạ cũng dùng nhiều loại chè búp song trong mỗi nhà vẫn không thể thiếu ấm chè xanh đượm hương vị dân dã quê nhà.
xuống đại học vinh uống nác chè nhá các bác, vừa rẻ lại ngon, uống nác chè, ăn kẹo cudo, hút thuốc lào, cắn hạt dưa, ngắm ngài qua lại........( ngẫm sao thấy đời vui quá)
ko có tiền uống cà phê phải ra đường hít bụi uống nác chè hút thuốc lào cho đợ thèm nà. đem bạn gấy đi chơi nói uống nước chè cho mát chứ tiền mô mà vô quán caphe. hắn mần cốc sinh tó là cắm quần đùi lại liền.
có tiền mèng cụng nỏ rủ ngài yêu đi cafe. sinh tố quá lém cụng 45k/ cốc ( mấy quán nắng sài gòn ) chứ ở vinh cụng mần chi đến ^^
nói chung nác chè vừa rẻ vừa mát. cùng lém mần địa hoa quá nựa chi.khonquas5k khà khà.có thể mời dài dài dc ^^^^^^