Kỳ I: Thực phẩm, nguy cơ của thế kỷ 21

Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 170615 - Lượt xem: 420 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 170615 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. anzgroup
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 31/05/2010 Bài viết: 20 Điện thoại: 0985940419
    SỨC KHOẺ & LÁ GAN
    Kỳ I: Thực phẩm, nguy cơ của thế kỷ 21
    Khái niệm thứ nhất của sức khoẻ: khởi đầu là lá gan. Cắt đi một quả thận, bạn vẫn sống và khoẻ mạnh. Mất tay hoặc chân, bạn chắc chắn vẫn sống và khoẻ mạnh. Không có bất kỳ giác quan nào, bạn sẽ vẫn sống và khoẻ mạnh. Hãy thử giảm ước lá gan, bạn sẽ: khói và bụi trong không khí, với tất cả tác nhân ô nhiễm mà nó có (chì, thuỷ ngân, kim loại nặng…) sẽ nhấm thoải mái vào các mao mạch nhỏ, và …cùng lắm thì vô sinh hoặc sụt giảm trí nhớ tầm 40% của chính bạn và của những thế hệ kế tiếp. Không có lá gan, bạn sẽ: dung nạp không giới hạn tất cả những nguyên tố không có trong danh mục an toàn trên bàn ăn mỗi ngày, để rồi ngộ độc và ung thư ngũ tạng. Không có lá gan thì một tách cafe hay một ly vang đỏ cũng có thể giết bạn. Và đương nhiên, nếu trong trường hợp may mắn hơn, bạn có một lá gan nguyên vẹn nhưng trục trặc (bệnh tât hoặc nhiễm độc), hãy yên tâm chia sẻ cuộc đời của bạn với giường bệnh và bác sĩ. Vậy kết luận đưa ra: không có gì cần bàn cãi, bảo vệ lá gan là bảo vệ chính ban.
    Nguy cơ đầu tiên ảnh hưởng tới lá gan của bạn, một thứ thân thuộc và chắc chắn là bạn không thể từ chối: “thực phẩm”. Bạn sẽ nhịn ăn nếu đọc tiếp những dòng dưới đây?
    Nguy cơ nhiễm độc gan từ thực phẩm:
    1. Đối với thực phẩm tươi sống:
    - Ô nhiễm bắt đầu từ nơi sản xuất trực tiếp: đất canh tác, chuồng trại, ao hồ ô nhiễm, nhiễm độc do phân bón, ảnh hưởng của môi trường xung quanh..
    - Nguy cơ được tích luỹ trong quá trình nuôi trồng, chăm bón: phân bón hoá học, thuốc trừ sâu được sử dụng tràn lan; phân xanh chưa qua xử lý; nước dùng cho hoạt động sản xuất (tưới, tắm, uống cho vật nuôi) bị ô nhiễm; thuốc tăng trưởng, thức ăn kích thích tăng trưởng…
    - Nguy cơ càng hiện rõ khi quá trình thu hái, xuất chuồng: con người sử dụng quá dư thừa chất bảo về thực vật trong chế biến và bảo quản (bảo quản chống thối, hoá chất làm chín, tạo màu, giữ độ tươi ngon cho thực phẩm đã qua chế biến…)
    - Và cuối cùng, trong suốt quá trình vận chuyển, tiêu thụ: các điều kiện cần thiết (xe có máy lạnh, tủ đá, thời gian vận chuyển, địa điểm tập kết và tiêu thụ) đều không bảo đảm vệ sinh.
    2. Thực phẩm chín, chế phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh:
    - Nguồn thực phẩm: không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem bảo hành, thậm chí là thực phẩm thiu thối, lúc nhúc giòi và mốc, chuyển màu, bốc mùi…
    - Cách thức chế biến: nơi chế biến, công cụ chế biến (xoong, chảo, nồi…); các gia vị tạo mùi, màu, dầu ăn dùng trong chiên rán, nước dùng để chế biến, đố đựng và đóng gói… nếu không phải là sản xuất từ nuốc cống, hay không chứa hoá chất gây ung thư thì cũng là chất thải y tế được tái chế không qua kiểm dịch.
    - Hàm lượng dinh dưỡng: thực phẩm bốc mùi thì chứa bao nhiêu hàm lượng dinh dưỡng an toàn? Điều này chắc chắn không cần nói lại. Nhưng đối lập với sự thiếu hụt dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm thì “quá nhiều chất béo, quá ít chất sơ và vitamin cùng với thói quen ẩm thực lành mạnh bị đảo lộn hoàn toàn” - đồ ăn nhanh đang khiến thế XXI trở thành kỷ nguyên béo phì của nhân loại.
    Cộng gộp tất cả các trường hợp trên, chúng sẽ đi qua dạ dày và vào thẳng lá gan của bạn. Chỉ một chút nước cống trộn với vài chú giòi đã được tiêu hoá, chắc vậy. Và chắc là cũng chỉ cần có vậy để những tế bào gan rung hồi chung báo động đầu tiên.
    Bạn sẽ nhịn ăn? Hãy thử nếu bạn có thể.
    Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Con người có thể nhịn ăn 14 ngày, nhưng không thể nhịn thở qúa 3 phút. Riêng điều này thì cá nhân tôi khuyên bạn đừng thử. Và nếu khả năng còn cho phép, hãy chờ tới kỳ II của chuyên đề, bạn sẽ thấy, “giòi” vẫn còn là dễ chịu.
    “Kỳ II: Sống hay chết là vấn đề của môi trường”
    #1
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop