1. BQT ChoVinh.com nghiêm cấm giao dịch các loại xe không có giấy tờ hợp pháp, xe không đủ điều kiện lưu hành, các loại phương tiện vi phạm quy định của Pháp luật. Các tin đăng vi phạm sẽ bị xoá ngay, tài khoản sẽ bị khoá vĩnh viễn khi phát hiện sai phạm. BQT khuyến khích thành viên bấm nút "Báo vi phạm" khi phát hiện thấy sai phạm.
    Dismiss Notice

Giá Trị Thực Của Những Chiếc Xe Ô Tô Và Những Loại Thuế Mà Người Mua Phải Trả

Mã tin: 1681273 - Lượt xem: 433 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 1681273 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. theanh30111999
    Thành viên mới Tham gia: 10/09/2017 Bài viết: 649 Điện thoại: 0167675178
    Người dân Việt Nam vẫn luôn truyền miệng nhau về việc mua ô tô ở nước mình phải đội giá lên rất nhiều so với mức giá cùng loại xe so với các nước khác do phải đóng rất nhiều loại thuế má. Vậy thực chất của những dòng thuế này là như thế nào, người tiêu dùng phải trả những loại thuế nào, hãy cùng minhsangauto tìm hiểu về vấn đề này:


    Xem thêm: Nắp thùng xe bán tải - cách phân biệt nắp thùng chính hãng và hàng nhái

    Thực tế rằng với một chiếc xe mà các đại lý bán ra đã có giá cao hơn rất nhiều so với giá nhập vào, tuy nhiên không phải số tiền chênh khủng khiếp đó hoàn toàn các đại lý thu về mà phải chi trả cho các khoản thuế cũng như các chi phí để bán được một chiếc ô tô. Bao gồm các loại thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giá trị gia tăng (VAT) và chi phí bán hàng, lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế TTĐB và VAT đại lý sẽ trả cho hãng khi mua xe. Còn chi phí bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp đều do người tiêu dùng phải trả để duy trì hệ thống Head.


    [​IMG]
    Giá trị thực của những chiếc xe ô tô


    Sau khi nhập khẩu về, tính toán chi tiết và cẩn thận các nhà đại lý phân phối sẽ đưa ra một mức giá niêm yết. Tùy thuộc vào từng đại lý, tuy nhiên mức gái niêm yết này không chênh lệch nhau quá nhiều do tính cạnh tranh ngày càng cao. Về mức giá niêm yết được tính như sau:

    Giá niêm yết = Giá vốn + Thuế TTĐB + VAT + Chi phí bán hàng.

    Chi phí bán hàng trong công thức trên được hiểu là gồm cả chi phí vận hành hệ thống bán hàng, marketing, quản trị, lợi nhuận doanh nghiệp hay nói chung là các khoản để nuôi sống hệ thống head trên đó.

    Trong đó TTĐB tính dựa trên giá vốn; VAT tính bằng 10% của tổng (giá vốn + TTĐB); còn về chi phí bán hàng, theo khải sát thì đối với ngành nghề ô tô thì chi phí để bán được 1 sản phẩm không phải đơn giản mà còn qua nhiều khâu. Do vậy, mức chi phí bán hàng thông thường được lấy khoảng 10-15% tổng (giá vốn + TTĐB + VAT).

    Lấy ví dụ để ta hiểu hơn sư phân tích phía trên nhé: Đại lý nhận chiếc xe giá vốn 500 triệu từ các nhà cung cấp thuộc dòng xe 2- 2,5 lít, thuộc mặt hàng chịu mức thuế TTĐB là 50%, chi phí vận chuyển tầm 10%, VAT là 10%, sau khi tính toán thì đại lý sẽ tham khảo ý kiến và có thể định giá như sau:

    Chiếc xe nhập khẩu về sau khi cộng các khoản phí là 850 triệu đồng chưa bao gồm lợi nhuận và chi phí bán hàng, mức thuế này dường như dòng xe nào cũng có mức độ thuế chung và riêng cho từng loại xe.

    Còn đối với lợi nhuận mà các đại lý thu về thì tùy vào chính sách của từng head, và phụ thuốc vào các dòng xe khác nhau. Nhưng mức trung bình theo số liệu thu thập được khoảng 5-7% cho mỗi chiếc xe, ví dụ như chiếc xe 1 tỷ thì lợi nhuận được dự tính tỏng khoảng 50-70 triệu, tùy thuôc vào chính sách của từng đại lý để quyết định giá bán.

    Mức giá bán ra thị trường cao hơn nhiều so với giá hãng xe bán cho đại lý bởi phải chịu thêm các khoản thuế. Số tiền này nộp ngân sách nhà nước chứ không phải phần đại lý được hưởng, vì vậy giá cao không đồng nghĩa với đại lý lãi nhiều.



    Ôtô ra đường còn phải chịu lệ phí trước bạ với mức 10% hoặc 15%, tùy theo thành phố. Phí kiểm định, phí cấp biển số, phí đảm bảo an toàn kỹ thuật… Phí bảo trì đường bộ đóng hai lần, thu qua đầu phương tiện và thu qua trạm BOT. Chưa hết, còn một loạt phí khác như phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn.


    [​IMG]

    sức nặng thuế mà dòng xe ô tô phải chịu
    Với việc Bộ Tài chính tính thu thêm loại phí mới là phí thử nghiệm khí thải nói trên, một chiếc ôtô muốn lăn bánh được tại Việt Nam phải chịu 3 khoản thuế chính và hàng chục khoản phí các loại.

    Khi để xuất ra một chiếc xe trên thị trường thì mỗi chiếc xe cần phải chịu những khoản thuế như sau:

    [​IMG] Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 10 – 30%; hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc (đơn vị nhập khẩu đóng, tính vào giá xe): 50 – 70% tùy loại.

    [​IMG] Thuế tiêu thụ đặc biệt: 40-60%, tùy theo dung tích xe.

    [​IMG] Thuế Giá trị gia tăng (VAT): 10%.

    [​IMG] Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.


    Các loại phí phải đóng khi chúng ta sử dụng xe ô tô:


    [​IMG] Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.

    [​IMG] Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và Tp.HCM).

    [​IMG] Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).

    [​IMG] Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).

    [​IMG] Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.

    [​IMG] Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

    [​IMG] Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).

    [​IMG] Phí xăng dầu.

    [​IMG] Phí thử nghiệm khí thải.

    [​IMG] Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.

    [​IMG] Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

    Trên đây là những khoản phí và thuế mà mỗi chiếc ô tô phải chịu mà trung tâm Minhsangauto đã tổng hợp, với những khoản phí và thuế này thì hơi nặng dành cho người dân Việt Nam khi mua xe.

    Xem thêm: Kinh nghiệm lắp đặt náp thùng xe bán tải Ford Ranger
    Xem thêm các sản phẩm: nắp thùng xe bán tải, nắp thùng xe bán tải Ford Ranger, nắp thùng cuộn Thái Lan, Nắp thùng Mazda BT 50, phụ kiện dành cho xe bán tải, phụ kiện xe Ford Ranger
    #1
backtop