Lợi Tung bài thơ

Mã tin: 1668335 - Lượt xem: 169 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 1668335 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. phukiennhat
    Thành viên mới Tham gia: 03/02/2016 Bài viết: 557 Điện thoại: 0908359488
    Lợi Tung sống ba chục năm trên núi Tử Hồ, viết một bài thơ:

    Ba mươi năm núi Tử Hồ ta sống
    Ngày hai lần ăn đạm bạc nuôi thân
    Leo đồi núi trở về am, thân thể dục
    Người cùng thời chẳng nhận ra ta.

    Như Huyễn: Như con chim bay tự do mà chẳng để lại dấu vết nơi hư không, cũng vậy Thiền tăng nên sống mà không tạo ấn tượng về sự từng trải của mình. Phật nói, “Và bởi sa môn bên trong an ổn và thanh bình, người ta kính trọng sa môn. Do đó, sa môn nên tránh tất cả những vướng mắc phiền toái. Vì giống như cái cây trong sa mạc hoang liêu, là nơi tất cả chim và khỉ cùng nhau tụ tập, cũng như vậy sa môn là nơi nhiều bạn bè và người ngưỡng mộ vây quanh làm trở ngại.” Lão Tử nói, “Do đó, để tránh những đối nghịch, thánh nhân lo liệu việc của mình mà không làm gì cả, truyền dạy người mà không dùng lời nói. Thánh nhân khiến cho sự việc xảy ra mà không hành động hay tuyên bố quyền sở hữu, hay mong được báo đền, do vậy năng lực của thánh nhân không bao giờ bị nguy hiểm.”

    Vị sư trong câu chuyện của chúng ta muốn sống theo cách này. Bất cứ ai hoàn thành việc lớn cũng có nợ với những người đồng thời vô danh. Một ông tăng sống trên núi ba chục năm, ăn uống đạm bạc và leo đồi leo núi. Cuộc sống của ông ta không có lỗi lầm; ông ta hài lòng. Đời sống hằng ngày của ông ta thuyết Pháp không ngừng. Ông ta còn quan tâm đến những người đồng thời để làm gì?

    Genro:

    Khi hứng thú thì đi leo núi,
    Khi an nhàn làm bạn với mây,
    Trong cô liêu hưởng niềm vui vô tận.
    Thiền tăng nào được thú vui này?

    Nguồn: Lợi Tung bài thơ

    Xem thêm:

    Chiếc gương soi trong tráp báu

    Chim bồ câu và chàng đặt bẫy

    Chồn và sư tử

    Chuỗi Anh lạc

    Chuyện nàng Xơ Ri Ma Ti

    Động Sơn ba tạng

    Đức Sơn sư tử

    Hưu Tịnh dùng trò chơi

    Lâm Tế mắt chánh

    Một ngọn cỏ, một hạt sương

    Lâm Tế trồng tùng
    #1
backtop