Cám gạo cho chào mào....! Mình chỉ copy lại mọi người cùng tham khảo........... Có gì ace bỏ quá.

TUYỂN 200 NAM/NỮ LÀM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CƠM HỘP VÙNG KANTO
Mã tin: 426484 - Lượt xem: 1.185 - Trả lời: 15 - Số trang: 2 - Đang xem: Trang 2
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 426484 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. trai37
    Thành viên chính thức Tham gia: 17/03/2010 Bài viết: 367 Điện thoại: 0934477774
    Công Thức Cám Chào Mào Chuẩn + Cách chăm sóc - nuôi chim.

    Được sự đồng ý của a minh.Nên hôm nay mình xin trích 1 đoạn trong bài viết của tác giả về công thức cám.Và cách chăm sóc chim :

    Thời gian vừa qua minhhp nhận được rất nhiều tin nhắn của các thành viên diễn đàn và những ace chơi chim lâu năm tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước động viên với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về cách thức chăm nuôi chim cũng như 2 công thức tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho loài chim Chào Mào . Với mong muốn mang đến cho những chú chim nuôi nhốt nguồn thể lực dồi dào , tạo đà cho những bước đột phá mà chủ chim hằng mong mỏi trong suốt quá trình theo đuổi niềm đam mê .

    5 năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào tăng lên đột biến . Khiến cho cả Hà Nội và các tỉnh lân cận khu vực phía bắc rộn lên . Nhiều người qua thú chơi tao nhã đã được biết đến chim các vùng miền và địa danh ( xã huyện ) mà trước kia không hoặc chưa hề biết tới về các tỉnh miền trung . Nơi sản sinh ra những chú chim chào mào có giọng hót đặc biệt và khả năng chịu áp lực cao khi cạnh tranh ( đấu lồng ) .

    Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc 1 đông lên bao gồm già có , trẻ có , người mới chơi có , người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có . Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn , không phân biệt giai cấp , địa vị , nghành nghề , hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm . Với mong muốn được giao lưu , nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích . Nâng cao khả năng cọ sát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng .

    Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào , cách chăm chim ra sao , chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sang , trưa , chiều tối . Tắm nắng , tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa . Hàng ngày chim dung cám nào , Xuân – Hạ - Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng . Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe . Không phải hót mà phải hót to và nhiều . Không những đấu mà phải đấu hay , đấu đẹp và đấu bền . Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi , học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào . Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp , cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay . Dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám . Ớm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em . Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lõng bõng là nước , phân lên mùi hôi nồng nặc . Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù . .

    Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm , đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào . Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi . Nhìn phân chim để đoán bệnh tật , nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó . Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ ra và có được . Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng .
    Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc chăm nuôi chim nhốt lồng có nhiều cực nhọc hơn so với các tỉnh khu vực miền trung trở vào phía Nam . Giữ được phong độ và điểm rơi thể trạng lại càng khó khăn hơn nữa .

    Tại sao tôi nói vậy . ?

    Bởi khu vực miền bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam . Quanh năm có Nắng , Gió , đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn . Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể , dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng . ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều . đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào .

    Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng , hung dữ , có tuổi lồng vẫn không bứt lên được . Nước chơi (đấu) vật vờ , thất thường là điều rất dễ nhận ra . Lúc thì như điên loạn , lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao . .

    Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục :

    - Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông ( mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú )

    - Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả ( Chuối – Cam ……)

    - Chim thường mổ vào tai cóng , áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo ( giấy lót phân ) . Thậm chí ăn cả phân của chúng đi ra .

    - Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân .

    - Cuối cùng là lông chim rất khô và sơ xác .

    Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn . Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn .

    Ở phần trên của bài viết minhhp đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim . Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn .
    Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực . Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc . Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó .
    Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm minhhp xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất .
    #1
  2. bungcanh
    Thành viên chính thức Tham gia: 21/03/2012 Bài viết: 210 Điện thoại: 0973687746
    hay. nghe có vẻ cám của bác này tốt, không biết ở vinh mình có ko các bác nhỉ?
    #11
  3. trai37
    Thành viên chính thức Tham gia: 17/03/2010 Bài viết: 367 Điện thoại: 0934477774
    Hiện nay tôi đang làm cám như CT1 ko biết nó có thành công hay ko thì năm sau mới trả lời được. Tại vì cũng mới chơi chào mào nên cũng phải đọc tài liệu tham khảo thôi. Mà đọc thấy có vẻ rườm rà như thế chứ làm thì nhanh và cũng đơn giản thôi mà các bạn. Theo tôi nghỉ đã thích cái gì thì phải có gắng làm bằng được khi tự làm được thì thấy nó quý giá hơn nhiều. Tôi làm theo CT1 lúc làm ra được khoảng 4kg cám khô rồi trứng tôi chỉ bỏ 30 quả lòng đỏ.
    #12
  4. yoosun
    Thành viên chính thức Tham gia: 21/09/2011 Bài viết: 1.997 Điện thoại: 01678447789
    bài viết quá ý nghĩa
    #13
  5. kinhcanthethao
    Thành viên chính thức Tham gia: 07/12/2011 Bài viết: 66 Điện thoại: 09
    Bài này của a minhhp hay lắm, mình đã từng đọc rồi và cũng đang thử nghiệm làm, mấy hôm nay đang nhờ thợ cơ khí làm cái mặt sàng cho máy đùn cám, sang tuần chắc là mấy em chim sẽ có cám mới để ăn.
    Mình đang định cho thêm 1 gói cám trứng Ba Vì để thêm phong phú thành phần và bổ sung kháng sinh phòng bệnh cũng như chất khử mùi hôi phân, các bác xem có ổn không?

    Cảm ơn vì sự nhiệt tình và tâm huyết của bác chủ!
    #14
  6. Tèo xike
    Thành viên chính thức Tham gia: 21/02/2012 Bài viết: 14.049 Điện thoại: 0978248515
    Em là em cho nó ăn cám gói cho khỏe. Kì công chi lắm. Ra chợ mua hoa quả ế cho nó ăn khỏe hơn :D
    #15
  7. trai37
    Thành viên chính thức Tham gia: 17/03/2010 Bài viết: 367 Điện thoại: 0934477774
    Tôi thì ko thích bỏ cám cò vào cho lắm, vì cám cò nó hay trộn toàn đồ biển khô cả? Nếu cần khoáng bỏ thêm cái gói như Promex đó ra ngoài quày thú y mua 1 gói 5k mà được 200g mỗi lần làm tỉ lệ như thế cần 20g là đủ mà ko thì bỏ thêm tầm 50g thì thoải mái.
    #16
backtop