Nỗi nhớ khoai chạc

Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Lượt xem: 1.516 - Trả lời: 1
  1. nhadatvinh
    Thành viên chính thức Tham gia: 27/05/2009 Bài viết: 4.375 Điện thoại: 0903423678
    Đố ai định nghĩa được nhớ là gì? Còn tôi thì thấy nhớ là rất khó kiểm soát, là rất đột ngột, nhớ làm biến thể tâm tính của con người, chuyển từ trạng thái đang bình thường sang trạng thái ra ngẩn vào ngơ...

    Tệ hơn, nhớ có thể làm cho ta lâm vào tình cảnh quay quắt không làm nổi việc gì sau đó. Mà oái oăm ở chỗ nhớ đôi khi lại chỉ bắt nguồn từ những sự việc chẳng ra đẩu ra đâu, ví dụ như tình cờ nhìn thấy vài thứ vớ vẩn ẩn chứa nét gì đó quen quen, mang hình bóng của kỷ niệm xưa chẳng hạn…

    Mào đầu thế thôi, nhưng bà con đứng tưởng bở là tôi đang nhớ ải nhớ ai, tôi nhớ chỉ vì sáng nay trên đường đi làm, lúc đi ngang qua chỗ họp chợ bên đường, thoáng thấy có đống lạc tươi bày bán ngồn ngộn. Thế mà rồi vào giờ làm việc, không hiểu sao đầu óc cứ lởn vở hoài về hình ảnh một cánh liếp cũ, cũ lắm, chao ôi đã là rất xưa…
    [​IMG]
    Khoai, lạc là nối nhớ ngọt ngào của người dân xứ Nghệ

    Cánh liếp đó là cửa bếp nhà tôi ngày bé. Nó được làm bằng phên nứa, nẹp tre bốn xung quanh. Không phải là loại cánh cửa mở đứng như thông thường, mà nó được mở theo kiểu trương lên đặt xuống như một tấm rèm. Mỗi sáng, mẹ tôi trương tấm liếp lên, rồi ngoắc nó vào hai cái móc bằng sắt được buộc từ trên nóc nhà dong xuống. Lúc bây giờ cánh liếp ở tư thế nằm ngang như kiểu cái trần nhà, thỉnh thoảng giò lùa vào lại đung đa đung đưa như ru võng. Cái đặc biệt của cánh liếp nhà tôi chính là ở chỗ, sau khi nó được trương lên khoảng chừng 30 phút, thì mẹ tôi sẽ gác lên đó một rổ gồm khoai luộc, lạc luộc nóng hổi mới nấu và một đọi cà trường muối với kiệu. Cánh liếp lúc bấy giờ hiển nhiên hóa thân vào vai cái chạn đựng khoai và vài thứ lặt vặt cả ngày cho tới mười giờ khuya mới lấy lại tư cách là cánh cửa của chính mình.


    Cái ngày xưa ấy của tôi, nhân dân còn nghèo lắm. Đất Cồn Cồ những cát là cát, rát bỏng hết cả bàn chân, lại hóa ra là vùng đất lắm khoai nhiều lạc. Không phải chỉ nhà tôi có cánh liếp đâu, hầu như nhà nào cũng có cánh liếp đó. Đã gọi là cửa liếp, thì đóng cho có đóng mà thôi, chỉ vì quy luật đã sinh ra ngôi nhà thì phải có cánh cửa đóng mở, chứ thực ra đóng cũng có ăn nhằm gì đâu, cửa liếp có đóng thì gió vẫn có thể lùa, trộm vẫn có thể vào dễ dàng như không. Ấy vậy nhưng ngày đó lại chẳng có trộm bao giờ. Cái ngày mà đất nước thì chiến tranh, nhưng lòng người rất hòa bình. Ngày mà phương châm sống của trẻ con chúng tôi là “nhặt được của rơi tìm người trả lại”, nên dù chỉ là nhặt được một cục tẩy thôi cũng chạy khắp nơi hỏi han, tìm cho ra bạn nào đánh mất để mà trả lại.


    Cánh liếp nứa mong manh, gió lùa đung đưa như ru võng bốn mùa ấy, luôn luôn là nơi sẵn sàng làm ấm dạ con trẻ. Bởi vì nó có sẵn sàng và thường xuyên một rổ gồm khoai luộc, cùng với một đọi cà trường muối với kiệu. Đám trẻ nít chúng tôi cứ chạy nhảy một lúc, chừng ngót dạ lại chạy về bắc ghế đẩu leo lên, thò tay rinh cái rổ xuống, đặt uỵch xuống nền nhà, khoanh tròn chân lại. Nói ra thì xấu hổ, chứ lắm lúc đâu có kịp bóc vỏ, cứ một hạt lạc, một miếng cà, một miếng khoai lang mà nhai dòn rôm rốp. Chưa kể đến vụ đang ăn mà đầu óc vẫn để ở chuyện chơi, nên lúc nào cũng ăn vội ăn vàng, khoai bở nuốt lống trợn tròn cả mắt. Ăn xong được củ khoai thì trờ cái gáo bù làm lưng gáo nước trâm uống ừng ực, rồi vứt gáo cái quạch thẳng vào nồi nước, gác vội rổ khoai lên lại trên cánh liếp, là co giò chạy thẳng ra ngõ. Khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi sau, hành động đó sẽ được chúng tôi lặp lại. Bà ngoại thì hầu như ngày nào cũng mấy lần nhắc “Nuốt từ từ kẻo nghẹn”, “Thả cái gáo nhẹ thôi nỏ bể nồi” …


    “Tâm hồn ăn uống” của ngày xưa thơ trẻ ấy, hôm nay hiện về trong nỗi nhớ cũng tại bởi nguyên do như tôi đã trình bày ở trên. Và chịu đựng cho đến xế chiều thì hết nổi, ngồi coi đồng hồ từng khắc, chờ còi ú hết giờ cái là lao thẳng ra cổng, chợ trời thẳng tiến, may quá, đống lạc vẫn còn non nửa…


    Rổ khoai bốc khói nóng phả vào mặt. Khỏi đi, bàn ghế mà chi, đặt nó xuống nền nhà cho thật giống với ngày xưa, một miếng khoai, một óc lạc, lại một quả cà. Vị của hỗn hợp ngọt, béo, bùi, chua, mặn cùng quyện vào làm nghẹn nuốt hồn tôi trong nghi ngút hương quê. ..


    Đã quá, đã cái nỗi nhớ ghê gớm, nhà thơ Huy Cận quả là kinh nghiệm thật, không nói ngoa tẹo nào!


    … “Khoai lang vàng Xứ Nghệ,

    càng nhai kỵ càng bùi…”


    Gật gù…
    #1
  2. phong88
    Thành viên chính thức Tham gia: 16/03/2010 Bài viết: 354 Điện thoại: 0973644188
    hix, a ơi a sửa lại ảnh đi đây la khoai vàng nhật bản giống mới.chứ không phải loại khoai hồi xưa đâu a ạ
    #2
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop