ĐỀN HỒNG SƠN - DI TÍCH VÀ LỄ HỘI (batdongsannghean)

Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 25515 - Lượt xem: 1.474 - Trả lời: 0
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 25515 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. nhadatvinh
    Thành viên chính thức Tham gia: 27/05/2009 Bài viết: 4.375 Điện thoại: 0903423678
    Toạ lạc trên một vùng đất đẹp giữa trung tâm thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, đền Hồng Sơn là một trong nhưng di tích quý hiếm, có quy mô và cảnh quan lý tưởng, là công trình kiến trúc đẹp của thời Nguyễn. Nơi đây không chỉ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế mà còn là chốn thiêng liêng, nơi gửi gắm tâm linh của nhân dân thành phố Vinh, nhân dân Nghệ An và bách gia trăm họ.

    Di tích

    Theo sách "An tĩnh xưa" và các văn bản còn lưu giữ tại di tích, đền Hồng Sơn trước đây là võ miếu linh từ được xây dựng từ đời trần để thờ Quan Vân Trường - vị tướng tài ba trung nghĩa thời Tam Quốc. Người có công giúp Lưu Bị gây nên nghiệp đế, lập ra nhà Thục, ông được người đời tôn vinh là vị thánh. Việt Nam là một dân tộc có tinh thần thượng võ, trọng đạo lý chuộng nghĩa tín nên đã thờ ông với tư cách là người đứng đầu hàng võ quan thời bấy giờ. Và tiếp đó, một con người đã làm rạng danh cho Vương triều nhà Trần đã được phụng thờ tại đây để xứng danh là một võ miếu đó chính là Trần Hưng Đạo.


    Đền Hồng Sơn

    Tại đền còn lưu giữ được 2 văn bia được khắc bằng chữ Hán Nôm, phần mở đầu của bia ghi rõ lịch sử đền: "Hoan Châu là vùng đất nhiều linh tích, mé đông Nam thành, riêng một gò thiêng cao vút sừng sững. Đó chính là đền Quan Phu Tử Thọ Đình Hầu thời Hán vậy. Đền được bắt đầu xây dựng vào năm Minh Mệnh 12(1831), do quan phiên trấn ở lỵ sở này là ông Nguyễn Đình Hưng xây dựng..."

    Đền Hồng Sơn còn có tên gọi là đền nhà Ông, thời Pháp thuộc, phía bên kia đường Nguyễn Công Trứ, sát cạnh di tích có hội quán Hoa kiều, trong khuôn viên hội quán có đền Nhà Bà nên trong dân dã nhân dân thường gọi là đền Nhà Ông để dễ phân biệt.

    Sau nhưng biến cố lớn lao của lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân thành phố Vinh thực hiện tiêu thổ kháng chiến và chịu nhiều đạn bom của đế quốc Mỹ tàn phá. Số di tích, di sản văn hoá của ông cha để lại bị phá huỷ gần như hoàn toàn, song đền Hồng Sơn vẫn tồn tại và cơ bản vẫn được giữ nguyên dáng vẻ kiến trúc thời Nguyễn.


    Đền Hồng Sơn

    Đền Hồng Sơn trở thành nơi hội tụ, quy tụ các thần linh (Vua, Mẫu, Phật, Thánh) ngự ở các đền, chùa trong thành phố Vinh và vùng phụ cận đã bị hư hỏng tàn phá, cũng về đây tạo nên sự đa dạng theo quan niệm "Tam Giáo Đồng Nguyên " trong tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Việt Nam.

    Trong năm 1982, phường Hồng Sơn được thành lập và di tích Võ Miếu, Đền nhà Ông bấy giờ lấy tên địa danh của phường, nên tên Hồng Sơn ra đời từ đó. Như vậy từ khởi thuỷ đến nay tên gọi của đền luôn thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. Năm 1987, đền Hồng Sơn được nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia. Nói về những giá trị lịch sử và văn hoá của Di tích đền Hồng Sơn, Tiến Sĩ Nguyễn Quang Hồng, khoa lịch sử trường đại học Vinh, một người đã có nhiều công trình nghiên cứu về Di tích cho biết :…
    Di tích lịch sử văn hoá đền Hồng Sơn được xây dựng trên vùng đất cao ráo, thoáng đãng, vị trí đẹp, xung quanh được bao bọc bởi khu dân cư của thành phố đang từng ngày thay da đổi thịt để hướng tới đô thị loại I.

    Đền được thiết kế ngoảnh ra sông Cửa Tiền theo hướng đông nam. Nhân dân địa phương cho biết, trước năm 1954, vùng đất của đền được kéo dài đến trước cổng đền, tiếp giáp đến bờ sông Cửa Tiền, trên khoảng đất này trồng hai dãy dương liễu thẳng tắp, ở giữa có một am thờ và bờ sông được ghép đá thành bậc thang xuống sông tạo nên cảnh quan thoáng đãng, mát mẻ trước mặt đền.

    Tuy vậy đền Hồng Sơn đã được bảo vệ tôn tạo giữ gìn cảnh quan di tích cổ xưa. Những cây đại, cây sanh, cây sung có độ tuổi gần 200 năm và các loại cây xanh vẫn được chăm sóc, toả hương thơm, tuy đền sát đường, gần chợ, nhưng vẫn giữ được không khí tĩnh mịch trong lành, vừa sâu lắng thâm nghiêm lại vừa linh thiêng của chốn đền đài.

    Hiện nay, di tích văn hóa đền Hồng Sơn có 19 công trình kiến trúc với quy mô khá đồ sộ, hoàn hảo bao gồm cổng chính, cổng phụ, tường bao quanh, hồ bán nguyệt, tam quan, tắc môn, hai nhà bia, hai cột nanh, sân ngự uyển...Đặc biệt các công trình thượng điện trung điện, gác chuông, gác trống hai cột nanh, tháp miếu, các bia đá, hồ bán nguyêt … được tôn tạo từ thời Nguyễn, còn một số công trình khác tôn tạo mới sau này, như toà Hạ điện mới được hoàn thành năm 1988 với nguồn kinh phí nhà nước và nhân dân công đức cho đền.

    Tại cổng di tích ta thấy đôi cột nanh đội đèn cao lớn, phía trong có bậc lên thắp đèn. Thuyền đi ngoài sông Cửa Tiền có thể nhìn thấy ánh đèn toả sáng và thấy vững tâm hơn khi đi trong đêm tối sông nước mênh mông.

    Bước vào đền, ta gặp ngay hồ bán nguyêt án ngự trước lúc vào cửa 2 bên. Hồ năm trong khuông viên của đền vừa có tác dụng điều hòa không khí vừa có tác dụng như chiếc gương soi, trong hồ còn có hòn non bộ, tạo nên chiều sâu, tĩnh lặng thư thái tâm hồn. Đặc biệt trong hồ có mạch nước ngầm không bao giờ ngừng chảy dù hạn hán lâu ngày.

    Sau khi được lý gía về những giá trị của các di tích phía tiền môn, du khách sẽ đến với Tam quan của di tích. Thông thường ở các di tích khác tam quan gồm ba cổng (một cổng chính ở giữa, hai cổng hai bên). Phía sau cổng chính là tắc môn. Cửa chính chỉ mở trong những ngày đi lễ. Nhưng ở đây tắc môn được xây vào vị trí cổng chính, được hai cổng phụ nối liền hai bên xây theo lối hai cánh cửa khép nên đi vào đền ta chỉ có thể đi bằng cổng phụ.

    Đến với di tích đền Hồng Sơn, ngoài việc tìm hiểu các giá trị của các công trình, du khách còn được tìm hiểu về đặc trưng văn hoá của vùng này thông qua các hiện vật còn lưu giữ tại đền. Hai bên của sân ngoài được bố trí gác chuông có giá treo cố đinh. Chuông này của văn miếu trấn Nghệ An chuyển vào đây lưu giữ, chuông đồng nặng 522kg đường kính đáy 0,77m thân chuông cao 1m chu vi thân chuông 1,28m chuông có đúc nổi chữ Hán với bài ký chuông trong đó ghi rõ: "chuông được phép đúc và tấu nhạc ngày mùng 7 tháng 7 năm Quý Dậu (1813)" còn chuông của đền nhỏ hơn được treo ở thượng điện.

    Trung điện là khu nhà có chiều cao hơn cả so với khu di tích, có thể nói trung điện là phần sáng giá nhất của công trình kiến trúc mang dấu ấn thời Nguyễn tại di tích này. Phía trước trung điện là sân trong, nối hạ điện và trung điện để lấy ánh sáng trời và điều hoà không khí. Mái chồng diêm chắc khoẻ tạo dáng dấp cổ kính, các cột cái to với chất liệu gỗ quý, lại được sơn son thiếp vàng với đường nét tinh xảo, các mô típ tứ linh, tứ quý cộng thêm các hoạ tiết trên trần nhà bằng gỗ sơn son, ta càng hiểu được sự uy linh của các nhân vật được thờ và sự tôn vinh của các triều đại phong kiến.

    Thượng điện được kết cấu bốn mái có tầng lầu. Mái được uốn cong bốn góc. Trên mái có đắp nổi hình ảnh lưỡng long triều nguyêt. Còn bốn bên mái có đắp hinh nghê phượng, các cột cái to với chất liệu gõ qúy, kiến trúc chắc khoẻ đảm bảo tích khoa học kỹ thuật. Cả hai ngôi nhà trung điện và hạ điện có tuổi thọ gần 200 năm, bão tố lớn vẫn không hề lay chuyển. Và cả hai hai nhà hậu hiền bên phải và bên trái được xây dựng sát trung và thượng điện có kiến trúc hẹp chiều ngang nhưng chiều dài sâu hun hút, tạo nên sự uy nghiêm và hài hoà trong quần thể di tích, đồng thời tạo thế vững chắc bảo vệ phía ngoài trung thượng điện

    Bàn thờ chính giữa gồm tượng quan Thánh Đế quân (Quan Vân Trường), hai bên là tướng Châu Xương- Quan Bình. Phía ngoài bàn thờ treo hai câu đối, dịch nghĩa như sau:"Mặt đỏ tấm lòng son cưỡi ngựa Xính Thố trung phong khi rong ruổi không quên vua Hán. Sử xanh đối đèn xanh cầm đao Thanh Long yễn nguyệt nơi khuất kín không thẹn với trời xanh"
    Tại toà trung điện, bàn thờ tập trung ở giữa chính điện: Bàn thờ phía trong cùng thờ Hùng Vương người có công dựng nước, tiếp đó là bàn thờ đức thánh Trần, vị nhân thần được thờ chính tại Di tích này. Chính vì vậy, phía bên trái cột cái có bức cuốn thư chạm trổ rất đẹp với bốn đại từ" Nam quốc vĩ nhân" dịch nghĩa"Vĩ nhân nước Nam" nội dung này nhằm ca ngợi đức Thánh Trần.

    Ngày ấy, nơi đây còn chưa được công phu tô điểm nhiều nhặn để cho thành chốn cảnh trí đẹp như chiếc lẵng hoa đặt giữa lòng đô thị mà các nhà thơ và cả những khách du ngoại quốc bây giờ đều chung lời ngợi ca mà có lý do để cho Thành phố Vinh, ở những con phố lâu đời nhất của khu phố cổ, nơi còn bảo lưu được bền bỉ nhất những gì là di sản thành quách năm xưa, cũng đồng thời là nơi bảo lưu được nhiều nhất là di tích của Trần Hưng Đạo.

    Giữa những trang dòng chính sử cổ truyền, cuộc đời và sự nghiệp của ông ở đời Trần, vừa công bằng, vừa đầy đủ. Vì thế, không lấy làm lạ, khi thấy Trần Hưng Đạo trở thành hiện tượng và chủ đề tín ngưỡng được các đời hằng sùng mộ. Các triều đại xưa đều có sắc phong quí giá để ban tặng cho ông. Và đến thời nay, thì ở những nơi có đền miếu tưởng niệm và phụng thờ ông, khói hương vẫn luôn thơm ngát.
    Như những bông sen thanh tịnh và ngát hương, ông còn toả sáng sự nổi bật của mình ở phương diện rèn tạo và kiên trì đạo lý cùng nhân cách của mình và cho những người làm quan chức chân chính ở thời đại của mình và cũng như ở nhiều thời đại khác.

    Đền Hồng Sơn là một di tích quý hiếm của tỉnh Nghệ An, không chỉ ở quy mô đồ sộ, có đầy dủ công trình kiến trúc hoà hảo của một ngôi đèn cổ kính, mà còn lưu giữu được nhiều hiện vật quý hiếm (383 hiện vật) với nhiều loại hình, chất lượng phong phú, có giá trị khoa học kỹ thuât, lịch sử văn hoá và tâm linh.

    Lễ hội

    Về mặt văn hoá phi vật thể, hằng năm đền Hồng Sơn đã thành nếp sinh hoạt thường kỳ trong nhân dân, có 3 kỳ lễ hội tưng bừng náo nhiệt:
    - Mồng 3 tháng 3 âm lịch: Kỷ niệm ngày giỗ đức Thánh mẫu
    - Mồng 10 tháng 3 âm lịch : Kỷ niệm ngày giỗ tổ Hùng Vương
    - Ngày 20 tháng 8 âm lịch: Kỷ Niệm ngày giỗ Đức Thánh Trần
    Lễ hội thường được tính theo ngày âm lịch đã thu hút hàng ngàn lượt người khắp nơi trong thành phố và vùng phụ cận về tham dự.

    Ngoài các lễ hội nói trên, đền Hồng Sơn là nơi khách thập phương trong nước và quốc tế vãn cảnh, du lịch. Những ngày đầu xuân, đền đã thành sân chơi cho nhưng người yêu thơ, yêu nhạc, họp mặt bình thơ, nhạc đầy ấn tượng. Và thường ngày, đặc biệt là ngày sắc vọng, đền thực sự trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh lành mạnh, không thể thiếu của nhân dân từ trước đến nay. Bà Nguyễn Thị Thiện – P. Cửa Nam thành phố Vinh

    Với quy mô và giá trị đó, lãnh đạo tỉnh, thành phố Vinh đã có chủ trương quy hoạch, tôn tạo di tích đền Hồng Sơn trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn và tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách tới vãn cảnh, tĩnh tâm

    Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền Hồng Sơn vẫn tồn tại và giữ được dáng vẻ của một ngôi đền mang dáng vẻ kiến trúc cổ thời Nguyễn, nơi hội tụ các giá trị văn hoá, các yếu tố tâm linh, giúp nhân dân, thế hệ trẻ tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
    #1
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop