Pháp luật về Bảo Hiểm

TUYỂN 200 NAM/NỮ LÀM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CƠM HỘP VÙNG KANTO
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 252543 - Lượt xem: 942 - Trả lời: 6
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 252543 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. cathaylifevinh
    Tài khoản vi phạm Tham gia: 19/10/2011 Bài viết: 28 Điện thoại: 0915808444
    1. QUY ĐỊNH CHUNG

    Câu hỏi 1. Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh với các đối tượng nào? Khách hàng của công ty bảo hiểm có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh Bảo hiểm không?
    Trả lời:
    - Người tham gia bảo hiểm (Khách hàng) là một trong các đối tượng được điều chỉnh của Luật KDBH.
    - Luật Kinh doanh bảo hiểm có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm (DNBH, DN Môi giới BH, đại lý bảo hiểm) và các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh BH quy định).


    Câu hỏi 2. Người có nhu cầu bảo hiểm có được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không hoạt động tại Việt Nam hay không? DNBH cần phải có đủ điều kiện gì để thực hiện cam kết với khách hàng?
    Trả lời:
    - Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
    - Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của mình đối với bên mua bảo hiểm. (Điều 6 Luật KD BH)

    Nguyên tắc tham gia bảo hiểm được cụ thể trong Nghị định 45CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật KD bảo hiểm (Điều 3, Nghị định 45 CP) như sau
    “1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
    2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm”

    Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua bảo hiểm bởi các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam được nhà nước quản lý chăt chẽ, bị chi phối bởi các luật pháp hiện hành của Việt Nam. Nếu xảy ra tranh chấp, người mua bảo hiểm có thể đưa ra toà Việt Nam xét xử.


    Câu hỏi 3. Sự hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm được Luật quy định như thế nào nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng?
    Trả lời: Điều 10 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp gây tổn hại lợi ích khách hàng:
    "- Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác và cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm.
    Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
    a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
    b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
    c) Khuyến mại bất hợp pháp;
    d) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác”.


    Câu hỏi 4. Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định về sự đảm bảo của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thế nào để vừa phát triển kinh doanh bảo hiểm vừa thực hiện đúng cam kết với khách hàng tham gia bảo hiểm?
    Trả lời: Sự đảm bảo của Nhà nước là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm cũng như của DNBH. Điều 4 Khoản 1 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:
    "Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm".
    Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của cả khách hàng và của DNBH trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm đều được nhà nước bảo hộ


    Câu hỏi 5. Doanh nghiệp bảo hiểm có được mở rộng sự hợp tác quốc tế nhưng phải đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng được thể hiện như thế nào
    Trả lời: Hội nhập hợp tác quốc tế và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam là đòi hỏi kết hợp hài hòa lợi ích phát triển nền kinh tế xã hội ở Việt Nam. Điều 5, Luật Kinh doanh Bảo hiểm có chỉ rõ:
    " Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cường hợp tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm"

    Ngoài ra, việc hợp tác của các doanh nghiệp bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.
    #1
  2. cathaylifevinh
    Tài khoản vi phạm Tham gia: 19/10/2011 Bài viết: 28 Điện thoại: 0915808444
    2. NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BH

    Câu hỏi 6. Có thể thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân, công ty bảo hiểm TNHH hay không? Tại sao?
    Trả lời: Không, vì mô hình tổ chức và hoạt động của DN này không phù hợp với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 59 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
    - Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;
    - Công ty cổ phần bảo hiểm;
    - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
    - Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;
    - Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.

    Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh đặc thù, có độ nhạy cảm cao, có nghĩa vụ bồi thường về tài chính lớn nên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng Nhà nước không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân và doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn.
    Tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và 100% vốn nước ngoài vẫn mang tên Công ty TNHH bảo hiểm X

    Câu hỏi 7. Các DNBH được hoạt động theo các nội dung lĩnh vực gì để hỗ trợ cho kinh doanh bảo hiểm đồng thời mang lại nhiều tiện ích, lợi ích cho khách hàng?
    Trả lời: Các DNBH ngoài việc hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn có các hoạt động khác liên quan hỗ trợ đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 60 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:
    "1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
    a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
    b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
    c) Giám định tổn thất;
    d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
    đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
    e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

    2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ."

    Ngoài kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, những nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tốt hơn, giải quyết bồi thường kịp thời đầy đủ cũng như đầu tư vốn nhàn rỗi từ quỹ bảo hiểm góp phần sinh lời trả thêm bảo tức cho khách hàng.


    Câu hỏi 8. Để đảm bảo lợi ích khách hàng việc thành lập DNBH cần có những điều kiện gì thể hiện năng lực kinh doanh BH mới được cấp giấy phép hoạt động?
    Trả lời: Điều 63 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:
    "1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
    2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
    3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
    4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.”

    Những điều kiện trên đảm bảo cho các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động tại Việt Nam có đầy đủ năng lực thực hiện các cam kết bảo hiểm cho khách hàng.

    Điều 6 Nghị định 45 cũng quy định:
    “1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp;
    b) Các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
    2. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh giữa doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
    b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm theo quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
    c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép;
    d) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép.....”
    Như vậy, điều kiện về vốn pháp định, tiềm năng tài chính, kinh nghiệm kinh doanh bảo hiểm, năng lực quản lý điều hành là những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo rằng nếu được thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phát triển tốt và luôn đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.


    #2
  3. cathaylifevinh
    Tài khoản vi phạm Tham gia: 19/10/2011 Bài viết: 28 Điện thoại: 0915808444
    Câu hỏi 9. Cơ quan nào có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và khách hàng về việc cấp giấy phép thành lập DNBH?
    Trả lời: Điều 62 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động:
    "1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam."


    Câu hỏi 10. Trong quá trình hoạt động DNBH có một số thay đổi. Những thay đổi nào cần trình cơ quan quản lý để được chấp thuận nhằm đảm bảo và duy trì được quyền và lợi ích khách hàng?
    Trả lời: Điều 69 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:
    "1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
    a) Tên doanh nghiệp;
    b) Vốn điều lệ;
    c) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
    d) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
    đ) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
    e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
    g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
    h) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

    2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật".
    Những thay đổi trên nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác tất nhiên sẽ không được Bộ Tài chính chấp thuận.


    Câu hỏi 11. DNBH muốn mở Chi nhánh, VPĐD phải đáp ứng đủ điều kiện gì? Tại sao phải có điều kiện này?
    Trả lời: Điều 11 NĐ 45 quy định:
    “1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
    a) Vốn điều lệ thực có phải đảm bảo theo quy định của Bộ Tài chính;
    b) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
    c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong 3 năm liên tục ngay trước năm nộp hồ sơ. Doanh nghiệp bảo hiểm không vi phạm quy định về khả năng thanh toán;
    d) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
    đ) Người điều hành Chi nhánh, Văn phòng đại diện có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật;
    e) Có hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
    Những điều kiện trên đảm bảo tiền đề cần thiết cho Chi nhánh, VPĐD có thể hoạt động, phục vụ khách hàng và đảm bảo quyền, lợi ích cho khách hàng tốt hơn.
    #3
  4. cathaylifevinh
    Tài khoản vi phạm Tham gia: 19/10/2011 Bài viết: 28 Điện thoại: 0915808444
    Câu hỏi 12. Để đảm bảo rằng việc mở Chi nhánh, VPĐD của DNBH hướng tới phục vụ khách hàng và bảo vệ quyền, lợi ích khách hàng tốt hơn thì hồ sơ xin mở Chi nhánh, VPĐD được quy định như thế nào?
    Trả lời:
    Điều 11 Nghị định 45 quy định
    “Hồ sơ xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện bao gồm:
    a) Đơn xin mở Chi nhánh, Văn phòng đại diện có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp, trong đó trình bày tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, nội dung, phạm vi hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
    b) Phương án hoạt động 3 năm đầu của Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong đó nêu rõ nhu cầu khách hàng; dự báo thị trường; nội dung, phạm vi hoạt động, các sản phẩm bảo hiểm dự kiến kinh doanh; dự kiến kết quả kinh doanh; tổ chức bộ máy, nhân sự; địa điểm đặt Chi nhánh, Văn phòng đại diện và cơ sở vật chất kỹ thuật;
    c) Giấy tờ hợp lệ chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.”

    Bộ Tài chính là người thẩm định tính chính xác đúng đắn của hồ sơ trên để cấp phép thành lập thêm Chi nhánh, VPĐD cho doanh nghiệp bảo hiểm.


    Câu hỏi 13. Người đứng đầu DNBH cần đạt tiêu chuẩn gì? Tại sao phải đề ra tiêu chuẩn này
    Trả lời: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi người quản lý điều hành DNBH phải có khả năng trình độ quản lý tốt. Theo điều 13 Nghị định 45 quy định:
    “1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
    2. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
    3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính phải Trả lời doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
    4. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp bảo hiểm.”

    Quy định về năng lực chuyên môn và năng lực về quản lý điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo duy trì phát triển doanh nghiệp bảo hiểm mà họ được giao quyền lãnh đạo từ đó đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.



    3. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DNBH

    Câu hỏi 14. Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa đảm bảo cam kết với khách hàng?
    Trả lời:
    Vốn pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư.
    Theo điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
    "1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
    2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định."

    Mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46 như sau

    Điều 4 Vốn pháp định:
    “1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
    a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
    b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
    2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”
    #4
  5. cathaylifevinh
    Tài khoản vi phạm Tham gia: 19/10/2011 Bài viết: 28 Điện thoại: 0915808444
    Câu hỏi 15. Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh toán bồi thường cho khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra thể hiện như thế nào?
    Trả lời:
    Đúng vậy, ký quỹ là nghĩa vụ bắt buộc của các DNBH để đảm bảo khả năng thanh toán trong tình huống xấu nhất. Điều 95 Luật KD Bảo hiểm quy định

    "1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
    2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ."

    Điều 6 NĐ 46 quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:
    “1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
    2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
    4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
    5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”

    Với số vốn pháp định quy định như hiện nay là 300 tỉ đồng, số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 6 tỉ đồng nhằm bổ sung khi khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bảo hiểm thiếu hụt, đảm bảo bồi thường kịp thời cho khách hàng.


    Câu hỏi 16. Quy định về các DNBH phải lập quỹ dự trữ trong đó có quỹ dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường và bổ sung vốn điều lệ như thế nào? Có liên quan đến quyền lợi khách hàng không?
    Trả lời:
    Quỹ dự trữ bắt buộc trích lập từ lợi nhuận sau thuế làm tăng khả năng tài chính của DNBH, là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của DNBH. Điều 47 Luật KD BH quy định:

    "1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
    2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm."

    Điều 6 Nghị định 46 cũng quy định chi tiết thêm:
    “1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
    2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
    4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
    5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”

    Điều 30 NĐ 46 quy định chi tiết chỉ khi trích lập xong quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH mới có quyền phân phối lợi nhuận.
    “Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật”

    Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bảo hiểm không được đem chia cho cổ đông ngay mà phải trích 5% lập quỹ dự trữ bắt buộc làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính đảm bảo cho việc bồi thường cho khách hàng.



    #5
  6. Dienchaus
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 06/11/2011 Bài viết: 12 Điện thoại: 0913537995
    Nói chung là tuyển nhân viên bán bảo hiểm. Còn em mô sạch mặt thì phần các anh. Hôm trước có chuyện này mình nói cho các bạn biết nha: Có thằng tên Hùng dân Thanh Chưong cũng phụ trách tuyển dụng bên cái tập đoàn nớ nhắn tin gọi điện liên tục cho người yêu của ông anh mình (Cô này đã từ chối làm việc mặc dù đã đi học ở HN vì nhận ra bộ mặt thật của cái tập đoàn nớ) mời đi cà phê này nọ, mặc dù cô bé đã lịch sự từ chối nhưng hắn vẫn lỳ. Không còn cách nào khác và không dám dấu nữa cô ta phải nói thật với ông anh mình mọi chuyện. Bực quá ông anh cho hai thằng ĐẬP ĐÁ xuống xin chú em Hùng cái tai (Ông ni là dân xã hội mà), Hai thằng NHỂ đã xuống ngồi chờ đầu đường Phạm Ngọc Thạch rùi. Mình cũng đi theo xuống coi răng, nghĩ chắc là có một màn hay đây. Nhưng đáng tiếc là cô em kia biết chuyện sợ quá nên khóc lóc quá trời là ông bác phải cho rút hai thằng kia về. May cho cậu Hùng nớ và tiếc vì không được xem một màn hay. Hi Hi!!!!
    #6
  7. meoluoith2002
    Thành viên mới Tham gia: 08/03/2010 Bài viết: 17 Điện thoại: 0916822946
    Bảo hiểm nhân thọ

    Các bạn trẻ thương mến!
    Tôi tin chắc chắn rằng tất cả thanh niên chúng ta, đặc biệt là lứa tuổi 7x,8x,9x là thế hệ đang rất năng động và có những ước mơ hoài bão cao đẹp và to lớn.
    Hãy thử ngẫm xem tôi nói có chính xác không nhé!
    Vì đang cần một công việc để đủ chi tiêu nên các bạn gái chúng ta mong muốn được làm việc trong văn phòng của một công ty tư nhân hay công ty nhà nước hay một công ty có vốn đầu tư nước ngoài để hằng ngày được khoác lên mình những trang phục rất lịch sự và nhã nhặn của nữ nhân viên công sở mặc dầu số tiền lương mà các bạn có được dù rất thấp nhưng các bạn mong muốn sự ổn định phải không nào?
    Một số bạn khác có bằng cấp cao hơn và được đào tạo chuyên sâu và bài bản hơn thì các bạn không bằng lòng với thu nhập thấp, thậm chí là thu nhập hiện tại để tìm đến một công việc có thu nhập cao hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc các bạn phải thường xuyên thay đổi công việc.
    Nhưng có một điều chắc chắn là chẳng ai bằng lòng với những gì minh đang có. Nếu bạn có thu nhập thấp bạn sẽ cố gắng hết mình để có thu nhập cao hơn, nếu có thu nhập cao rồi thì bạn mong thu nhập cao hơn nữa để bạn có thể nhanh chóng tạo dựng cho mình một tài sản lớn chẳng hạn bạn mua xe hơi, bạn mua xe SH, .. mua máy tính xách tay....một mảnh đất , hay một căn nhà....
    Và những ước mơ hay mong muốn của bạn sẽ không thể trở thành hiện thực nếu bạn không nỗ lực hết mình, bạn không được hỗ trợ trong công việc, bạn không được trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt công việc và kết quả cuối cùng được chứng minh đó là thu nhập hàng tháng của bạn phải không?
    Nếu có một công việc khiến bạn say mê nó như say mê một chàng trai hay một cô gái, khiến bạn mất ăn mất ngủ mỗi khi nghĩ về nó, khiến bạn trằn trọc băn khoăn và đặc biệt bạn quan tâm hơn đó là nó mang lại cho bạn bao nhiêu tiền? Bạn có thực sự được đào tạo bài bản để có thu nhập đó và vì sao bạn phải thao thức, mất ăn, mất ngủ vì nó thì tôi xin chia sẻ với bạn một công việc được xem là mang trong mình sứ mệnh lớn lao và cao cả đó chính là công việc là một "ĐẠI LÝ BẢO HIỂM"
    Bạn đừng vội cười vì tôi nói phét hay vì tôi lừa đảo mà tôi khuyên các bạn trẻ nào nếu có ý định làm công việc này thì các bạn nên suy xét thật kỹ lưỡng vì tôi chắc chắn công việc sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nó sẽ rất dễ khi bạn đã thành công một chút thôi, các bạn nhớ lời tôi nói nhe!"thành công một chút thôi" là bạn đã có khả năng thành công vang dội.
    Bạn nên tìm hiểu kỹ về bảo hiểm nhân thọ và công việc là một đại lý bảo hiểm. Khi bạn đau với niềm đau của khách hàng, hạnh phúc với niềm vui của họ chính là lúc bạn nhận ra giá trị nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi.
    Đã bao giờ bạn xem những thước phim về "QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG" chưa? Hãy xem đi để bạn nghe trái tim bạn có thực sự đau và hạnh phúc như tôi nói không?
    Bạn đã xem thước phim" Chú chó nhỏ bên nước Nhật Bản không chịu bỏ bạn của mình" trong trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản chưa? Bạn đã xem cảnh một chú mèo cố gắng lay người bạn của mình dậy nhưng bạn của nó vẫn không nhúc nhích trong lúc chờ bác sỹ đến chưa? Bạn đã được xem cảnh một chú chó kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh để cứu bạn nó nhưng không ai đoái hoài chưa?
    Loài vật còn biết yêu thương và có trách nhiệm với bạn nó huống hồ chúng ta- là những con người có trái tim.
    Tôi tin chắc rằng khi bạn xem những thước phim tôi vừa chia sẻ bạn sẽ khóc và liên tưởng đế mình và những người trong gia đình mình.
    Các bạn hãy liên lạc với tôi theo số điện thoại 0916 822 946 khi bạn đã tìm hiểu kỹ về bảo hiểm nhân thọ cũng như công việc là nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Tôi , cũng như cấp lãnh đạo của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA sẽ giúp bạn tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp là một ĐẠI LÝ BẢO HIỂM.
    Tôi lưu ý các bạn rằng công việc sẽ có rất nhiều khó khăn, nếu các bạn nào muốn đánh nhanh thắng nhanh, hay nản lòng, hay tản mạn thì không hợp với nghề này. Nếu bạn nghĩ rằng mình sẽ nỗ lực hết mình, bạn sẽ kiên trì theo đuổi nghề nghiệp cao quý này và bạn có kế hoạch cụ thể cho công việc thì tôi đảm bảo chắc chắn bạn thành công vang dội.
    Chúc các bạn lựa chọn cho mình một nghề nghiệp như ý!
    Chào thân ái!
    Phạm Thúy Hạnh
    Email: phamthuyhanh83@gmail .com
    Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam
    Văn phòng Tổng Đại lý tại Nghệ An
    Số 146-Nguyễn Sỹ Sách, Tầng 3 Tòa nhà Huệ Lộc-TP Vinh-Nghệ An
    ĐT: 0916 822 946
    #7
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop