Nên thay đổi thói quen uống càphê...

Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 217352 - Lượt xem: 2.492 - Trả lời: 16 - Số trang: 2 - Đang xem: Trang 1
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 217352 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. thanhmai
    Thành viên chính thức Tham gia: 18/10/2009 Bài viết: 394 Điện thoại: 0903777888
    Càphê nguyên MEHYCO Cửa Lò - Đi tiên phong chỉ dùng cà phê sạch - Nói: Không ! Với Cà phê “Bẩn”
    ĐC: Cantin Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Thương Mại Nghệ An

    Tel: 0904 535 535 E-Mail: [email protected]
    Với kinh nghiệm hơn 10 làm quán cà phê có chút tiếng ở Cửa Lò tôi đã vào daklak nhiều lần,tận mắt chứng kiến công nghệ Sản xuất Cà phê nhưng nói không mấy người tin!


    Bột bắp + đậu nành cháy + hương liệu = cà phê
    (Dân trí) - Thời trước các nhà sản xuất cà phê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độ keo, 90% còn lại là cà phê thứ thiệt. Nay tỷ lệ cà phê chỉ còn... 10%, phần còn lại là đậu nành cháy và bột bắp được tẩm với hàng loạt hóa chất, hương liệu độc hại.
    Sự thật của ly cà phê!

    Thói quen của rất nhiều người dân là sáng sáng hớp một ngụm cà phê, hẹn hò bạn bè cũng cà phê, khi căng thẳng hay buồn ngủ cũng tìm đến cà phê. Rất nhiều người vốn chỉ uống theo thói quen mà không hề biết rằng thứ cà phê đó thực chất chỉ là hỗn hợp gồm bột bắp, đậu nành rang cháy và hương liệu hóa chất độc hại.

    Trên thị trường hiện nay, giá bán của cà phê nhân dao động từ 50-55.000 đồng/kg. Với 1 kg nhân cà phê chỉ pha chế được 0,7 kg cà phê bột. Giá cà phê cao như thế nhưng nhiều hãng cà phê chào hàng với giá cũng chỉ 55 - 60.000 đồng/kg cà phê bột. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì, tiếp thị, vận chuyển… thì chắc hẳn các hãng cà phê này sẽ lỗ to. Vậy họ kinh doanh kiểu gì?


    Bắp, đậu nành được rang cháy đen, dùng làm nguyên liệu chính trong sản xuất “cà phê”
    Hiện nay, khó thống kê được có bao nhiêu đơn vị sản xuất cà phê bột, chỉ biết rằng lượng cà phê và lượng người uống mỗi ngày là rất lớn. Thế nhưng, có một lượng không nhỏ cà phê đang được chế biến bằng… bắp và đậu nành. Sẽ là vô hại nếu những thứ đó được chế biến bình thường, nhưng đằng này chúng được sấy cháy đen thành… than rồi mới tẩm ướp, sau đó đóng gói và tung ra thị trường.
    Sau rất nhiều lần tìm hiểu, cuối cùng chúng tôi được một người có tiếng trong nghề pha chế cà phê “bật mí” công thức chế cà phê rởm. Càng rùng mình hơn khi tận mắt chứng kiến các lò chế biến cà phê dơ bẩn và truy tìm được nguồn cung ứng của các loại hóa chất độc hại làm hương liệu trong pha chế cà phê.
    Rùng mình “công nghệ” pha chế
    Đồng Nai được xem là nơi có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà phê, cung cấp không chỉ cho khu vực Đông Nam Bộ mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước; thậm chí tràn sang cả thị trường Campuchia. Những cái tên như cà phê X.L, H.K, Đ.N, T.Đ… không thương hiệu nhưng lại len lỏi vào rất nhiều quán lớn, nhỏ.
    Qua giới thiệu, chúng tôi được tiếp cận với ông Nguyễn T.C. (ngụ ở phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ông là tay pha chế cà phê có kỹ thuật bậc nhất ở vùng này. Rất nhiều ông chủ ở Đồng Nai, TPHCM mời ông về pha chế. Ban đầu ông nhận lời nhưng sau này phát hiện các ông chủ chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà đánh mất bản sắc cà phê nên ông không hợp tác nữa.
    Ông C. cho biết, những năm 80, các nhà rang xay cà phê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độ keo cho cà phê, còn lại là cà phê thứ thiệt. Rồi trong quá trình chế biến, không biết ai đã “phát minh” ra đậu nành có thể thay thế cà phê! Càng ngày tỷ lệ thay thế này càng nhiều vì lợi nhuận của các nhà sản xuất và các chủ quán cà phê. Các chủ quán hẳn cũng biết tất cả, nhưng vì lợi nhuận, họ mua cà phê với giá càng rẻ càng tốt, khiến người sản xuất không cách nào khác là phải hạ giá tối đa. Và tất nhiên, đi kèm là phải hạ chất lượng.

    Bắp sấy cháy này được xay thành bột trước khi tẩm hóa chất, hương liệu
    Đem 2 ly cà phê ra, ông C. cho biết trong 2 ly này, 1 ly cà phê “xịn” và 1 ly đã pha chế tạp chất. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chỉ cần hớp một ngụm ông C. biết ngay ly bên phải là cà phê thứ thiệt, còn ly bên trái là cà phê “dỏm”. Sau đó ông “biểu diễn” cách pha chế ly cà phê “dỏm” với hương vị, màu sắc… y chang như gói cà phê mà mấy nhân viên chào hàng đem đến.
    Tiếp tục, ông C. mang ra một ít bột bắp, bột đậu nành cháy cùng đủ các loại hóa chất, hương liệu. Ông C. bảo, tùy theo sở thích của mỗi người mà mình có thể phân chia tỷ lệ cà phê - đậu nành - bắp - hàm lượng hóa chất, phụ gia một cách linh hoạt. Ai muốn đắng thì thêm đậu nành cháy, muốn nhiều bọt thì thêm xút, thơm thì “đôn” hương liệu… Cân đo, đong đếm vài phút, ông C. đã có một hỗn hợp gọi là cà phê không khác gì gói cà phê mà nhân viên chào bán mang đến quán của ông. Theo ông C., người Việt mình có thói quen thích uống một ly cà phê phải đậm, đắng, sánh, bọt, thơm và... rẻ tiền. Vì vậy, các chủ quán mua sản phẩm cà phê theo tiêu chí này.
    Ông C. cho biết, có cả hàng chục loại hóa chất, hương liệu để làm cà phê “dỏm”. Theo đó, để có màu đậm thì người sản xuất phải bỏ màu caramel, muối, đậu nành; vị đắng thì phải có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc quinin; sánh thì tinh bột, chất tạo đặc như CMC; bọt thì tất nhiên là chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm thì phải cho rất nhiều hương liệu… tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani… Những hóa chất hương liệu này hiển nhiên đều là chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp, nguy cơ gây hại cao.


    Hỗn hợp bột bắp, đậu nành và hương liệu tạo thành “cà phê”
    Nếu tính cả nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác… thì giá một kg cà phê bột cũng đã lên đến hơn 100.000 đồng. Nhưng trên thị trường hiện nay, đa phần các điểm bỏ sỉ cà phê đều với giá từ 50-60.000 đồng/kg. Ông C khẳng định: “Với giá như vậy thì chỉ có bột bắp và đậu nành chứ cà phê gì mà rẻ đến vậy”. Cơ sở để ông C. nói “chắc như đinh đóng cột” là bởi theo tính toán của ông, hiện giá đậu nành 13.000 đồng/kg và bắp 9.000 đồng/kg. Như vậy, hỗn hợp bột bắp, đậu nành, hương liệu, có thể có thêm chút cà phê nguyên chất mà bán đến 50-60.000 đồng/kg thì các cơ sở sản xuất cà phê kiểu này đã lời gấp 2, 3 lần rồi.
    Các cơ sở sản xuất cà phê “dỏm” đã đánh vào tâm lý các quán cà phê là chuộng hàng rẻ để thu lời nhiều. Mặt khác, do người tiêu dùng đã uống rất lâu “cái gọi là cà phê” nên họ không còn nhớ vị cà phê nguyên thủy nữa, nên có một thực tế là những người không tinh miệng sẽ... chê sản phẩm cà phê nguyên chất. Điều này làm đau đầu những nhà sản xuất có lương tâm!
    “Vì vậy, để hạn chế tác hại của “cà phê bẩn”, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì ngoài sự ra tay của các cơ quan chức năng còn cần sự góp sức của chính người tiêu dùng. Và cần lắm những nhà sản xuất có đạo đức, lương tâm” - ông C. thở dài kết luận.
    Công Quang - Đức Luật
    Theo : báo dân trí thứ 3 ngày 31/05/2011
    (Còn nữa)

    Hãy là người tiêu dùng thông minh! Không nên uống thứ mà lâu nay ta vẫn gọi là "cà phê",nếu cần đậu tương hoặc ngô nên mua loại ngô... nếp mới thu hoạch về tự chế biến sẽ ngon hơn!
    Còn nếu bạn muốn nhiều bệnh để chết sớm thì có nhiều loại... thuốc khác giúp bạn "đi" nhanh hơn!
    Thực tế là như vậy,mong mọi người ủng hộ! Đừng để tiền mất tật mang còn bị chê là.....

    http://dantri.com.vn/c20/s20-485393/...eu--ca-phe.htm

    http://dantri.com.vn/c20/s20-485716/...ca-phe-ban.htm
    __________________
    __________________
    Cty CP Du Lịch - TM Nguyên Mêhycô
    Hotline: 0904.535.535 - 0913.550.277 Điện thoại: 0383 .959.959 Fax: 0383 .944.944
    ĐC: KS Anh Tuấn & KS Hoàng Gia Thị Xã Cửa Lò Nghệ An
    #1
  2. thanhmai
    Thành viên chính thức Tham gia: 18/10/2009 Bài viết: 394 Điện thoại: 0903777888
    ................................
    Chỉnh sửa cuối: 27/06/2011
    #2
  3. thanhmai
    Thành viên chính thức Tham gia: 18/10/2009 Bài viết: 394 Điện thoại: 0903777888
    Kinh hoàng những ly "cà phê bẩn" ... thơm phức
    Tags: Đường hóa học, Gây Ung Thư, chất tạo bọt, cà phê, hóa chất, đậu nành, công nghiệp, độc hại, thơm phức, bột, tinh, bắp, bẩn, trắng

    Trong “cà phê bẩn”, ngoài cà phê, đậu nành, bắp còn có khoảng chục loại hóa chất, phụ liệu độc hại như: bột CNC (chất làm keo), chất tạo bọt trắng, caramen tạo mùi, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hóa học, bột vani…

    >> Rùng mình “công nghệ” pha chế của ly cà phê

    >> Đi tìm những hóa chất "biến" bắp, đậu thành... cà phê

    Phụ gia đặc biệt

    Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, TPHCM.

    Trong vai một khách từ tỉnh lên, muốn tìm hiểu công nghệ “chế” cà phê để mở xưởng sản xuất, tôi được các chủ đầu nậu ở đây tư vấn rất nhiệt tình, họ cho biết: ai muốn sản xuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loại hóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani...

    Kinh hoang nhung ly ca phe ban thom phuc

    CNC - chất làm keo cà phê

    Kinh hoang nhung ly ca phe ban thom phuc

    Bột caramen tạo màu và vị đắng tự nhiên

    Kinh hoang nhung ly ca phe ban thom phuc

    Tinh chất sữa

    Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại.

    Đối với các loại bắp, đậu nành, khi bị rang cháy đen thì không còn giá trị dinh dưỡng; đồng thời chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs... là những chất gây ung thư cho người sử dụng.

    Chất CNC làm keo, đảm bảo cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt; bột tạo bọt trắng cho vào một chút thì chỉ cần khuấy nhẹ là ly cà phê đầy tràn bọt ngay; caramen tạo mùi muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có (mùi cà phê đậm, nhạt)…”. Tinh sữa (có màu trắng đục như sữa, sền sệt, được đóng vào can nhựa trắng), giá bán lẻ 120.000đ/kg. Tinh ca cao là phụ gia không thể thiếu (có màu nâu nhạt cũng được để trong từng thùng nhựa trắng) giá 350.0000đ/kg, loại này cho vào “cà phê” sẽ giúp cho bột có mùi thơm phức như loại thượng hạng thường chỉ có bán ở những quán cà phê sang trọng.

    Đường hóa học được đóng thành từng bịch, mỗi bịch 1kg (có thể dùng được cho cả tạ cà phê xay), nhìn bề ngoài trắng như những viên bột sắn dây, cho vào khi pha chế thì dù bột bắp, đậu nành cháy đen đắng cỡ nào cũng thành cà phê có vị ngọt, đắng tự nhiên. Ngoài ra, để pha chế, người ta còn cho thêm vào bột vani, làm cho bột cà phê thơm lừng…

    Không chỉ vậy, để giảm chi phí, bột đậu nành, bắp sau khi đã sấy thành than thì đổ ra nền đất, trộn bơ (mỡ) công nghiệp (do Trung Quốc sản xuất, có giá chỉ 50.000 - 60.000đ/kg) vào, để bột được béo ngậy và thơm. Thông thường nếu dùng mỡ cừu (chuyên để sấy cà phê có chất lượng ) thì giá tới 260.000đ/kg.

    Kinh hoang nhung ly ca phe ban thom phucMỡ công nghiệp cho cà phê có vị béo ngậy

    Công đoạn cuối cùng của “cà phê bắp, đậu nành” là đổ thêm chút hương liệu rượu rhum vào, giúp cà phê thêm đậm đà khi pha chế cho khách.

    Thâm nhập xưởng chế biến kinh hoàng

    Một lần, chúng tôi tìm đến xưởng chế biến cà phê của ông N.T.H. nằm sâu trong con hẻm thuộc P.Tân Hòa (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Do được một mối hàng quen của cơ sở này giới thiệu, chúng tôi không mấy khó khăn khi tiếp xúc với ông chủ của cơ sở. Sau khi kiểm tra qua lai lịch của chúng tôi, ông H. cho biết, ông đã làm nghề này hàng chục năm, ngày chủ yếu là rang bắp, đậu nành, cà phê cho các mối quen. Ai đem đến thì rang rồi chở đi, bình quân mỗi ngày cũng vài trăm ký các loại.

    Kinh hoang nhung ly ca phe ban thom phucGiữa lúc chúng tôi nói chuyện, một mẻ bắp cháy đen được các công nhân của ông H. cho ra lò. Sau khi đổ ụp xuống nền nhà, các công nhân này xịt một loại hóa chất có màu nâu, màu trắng rồi dùng… cuốc để trộn đều. Tiếp đến, hai công nhân cào cà phê vào một chiếc chậu cáu bẩn để đổ vào máy trộn. Sau khi đổ hết bắp sấy vào máy, ông H. đổ từng bịch caramen, chất tạo dính, đường hóa học vào để trộn đều. Chỉ trong vòng năm phút, mẻ bắp cháy đen đã được “hô biến” thành cà phê có màu nâu sẫm, bóng loáng và thơm phức, nhìn rất bắt mắt. Lúc này, thấy chúng tôi có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn do mùi hóa chất tẩm ướp cà phê bốc lên nồng nặc, ông H. bảo: “Chắc không quen, lại chưa có khẩu trang”. Ông đưa ngay cho tôi chiếc khẩu trang lớn, dày cộm, khoe: “Có đứa em ở công ty sản xuất ắc quy cho mới chịu nổi”
    Viet Bao (Theo Nguoiduatin)
    #3
  4. sonkuku
    Thành viên chính thức Tham gia: 08/05/2011 Bài viết: 1.069 Điện thoại: 099123564
    trời ơi tẩy chay coffee thôi
    #4
  5. thanhmai
    Thành viên chính thức Tham gia: 18/10/2009 Bài viết: 394 Điện thoại: 0903777888
    upppppppppppppppppppppppppppp
    #5
  6. thanhmai
    Thành viên chính thức Tham gia: 18/10/2009 Bài viết: 394 Điện thoại: 0903777888
    Cần tuển nhân viên phục vụ căng tin trong nhà trường cao đẳng (Cửa Lò)

    Yêu cầu: 1 Nữ đánh máy,chạy máy photocopy, 2 Nam,không quá 22 tuổi,Tuyệt đối không hút thuốc lá,chưa lập gia đình,không tuyển người Cửa Lò.
    -Sạch sẽ,Nhanh nhẹn trong giao tiếp,nhiệt tình,trung thực trong công việc.nhà càng xa Cửa Lò càng tốt.
    yêu cầu Công việc: Phục vụ căngtin trong trường cao đẳng nghề du lịch thương mại NGHỆ AN
    Thời gian làm việc: Cả ngày,ăn ở tại căngtin.
    ĐC; Đường sào nam,thị xã cửa lò Nghệ an ĐT: 0904 535 535
    Lương: thử việc và làm quen 1 tháng đầu 1.500.000 đ/tháng
    Các tháng tiếp theo tối thiểu 2.000.000 đ/tháng (tùy theo năng lực lương có thể 2,5-3 triệu)
    Sau 1 năm nếu hoàn thành tốt công việc có nhu cầu đi học chúng tôi sẽ tư vấn tạo điều kiện vừa làm vừa đi học nghề(tự chọn) tại trường Cao đẳng DLTM Nghệ An và lo công việc ổn định tại cửa lò,Vinh hoặc Hà nội... khi học xong.
    Lưu ý: Nhân viên xin làm phải được sự đồng ý của bố mẹ,đưa xuống bàn giao,cam kết(có thể ký HĐ) có giấy Tạm vắng,cam kết chưa phạm tội,không dính tệ nạn xã hội.
    Mọi chi tiết xin gọi: 0904 535 535 0913 55277
    Cty CP Du Lịch Thương Mại Nguyên Mêhycô
    Chỉnh sửa cuối: 01/09/2011
    #6
  7. ngusi
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 24/09/2011 Bài viết: 2 Điện thoại: 0913273999
    cha của chuẩn!...................Thực trạng café tại Việt Nam
    Thời gian trôi qua, theo thói quen hoặc do sự dễ dãi và cả tin, cũng như thiếu thông tin, đa số người tiêu dùng Việt đang có những nhận thức không đúng đắn về chất lượng café. Theo họ một ly café ngon phải đảm bảo 3 yếu tố: bọt nhiều (bọt trắng), đậm đặc (sánh) và đen. Nhưng thực tế, café nguyên chất không thể tạo ra 3 yếu tố này. Café nguyên chất chỉ có màu nâu cánh gián (đậm hoặc lợt, tùy theo phong cách của từng nhà sản xuất), trong-không sánh và một ít bọt nâu từ café.
    Nguồn gốc sản phẩm Café Sạch
    Café Sạch được sản xuất dựa trên nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng của NTD Việt Nam trên nền tảng kinh nghiệm kinh doanh café từ năm 1979 và quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
    Café Sạch là café đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cam kết thuần khiết 100% với phương châm “4 Không”:
    Không độn bắp, đậu, cau
    Không tẩm hương liệu, phẩm màu
    Không sử dụng phụ gia, chất bảo quản
    Không gây độc hại cho sức khỏe
    Uống hoặc mua Café Sạch tại đâu?
    Bạn có thể tìm uống hoặc mua Café Sạch tại 2 địa điểm sau:
    cà phê Nguyên mêhycô cửa lò 0913550277
    Bạn là người sành cà phê, bạn thường xuyên uống cà phê hàng ngày… Có bao giờ bạn tự hỏi loại cà phê mà mình vẫn thường nhâm nhi là loại gì chưa?? Bạn có biết những loại cà phê bạn vẫn uống thường ngày đều là cà phê không nguyên chất, vì lẫn trong chúng là các thành phần khác như bơ, bột bắp…, và chính những gia vị thêm ấy đã khiến bạn không thể cảm nhận được hương vị thật sự của cà phê.
    Chỉnh sửa cuối: 24/09/2011
    #7
  8. doantu72
    Thành viên chính thức Tham gia: 22/03/2011 Bài viết: 178 Điện thoại: 0937965999
    Mình đồng ý với bạn về cà phê sạch nhưng bạn cũng chỉ nhập của hãng sản xuất cà phê, bạn làm sao biết được công thức pha chế thực chất để chứng minh là có 4 không??????????
    #8
  9. lanong
    Thành viên chính thức Tham gia: 20/12/2011 Bài viết: 600 Điện thoại: 01234567890
    Mình khuyên nhiều quán cà phê mua hạt về tự xay rồi chế nhưng hầu như chẳng ai nghe.:d.
    #9
  10. doantu72
    Thành viên chính thức Tham gia: 22/03/2011 Bài viết: 178 Điện thoại: 0937965999
    Rất khó để mua được hạt cà phê ngon (cà phê arabica chín đều), kỹ thuật rang làm sao đạt được độ đậm, độ chua vừa phải.. khi đó mới kỹ thuật pha-- Tất cả chỉ bằng sự đam mê mới có được. Ông chủ Starbucks cũng là người thật sự đam mê. Bạn đam mê thì sẽ làm được
    #10
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop