tai sao ko cong ty nao o vinh tuyen nganh qtns vay?

TUYỂN 200 NAM/NỮ LÀM CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CƠM HỘP VÙNG KANTO
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
Mã tin: 18797 - Lượt xem: 1.078 - Trả lời: 3
Đặt tin VIP ngày: Soạn CV3 18797 gửi 8777 (15k/sms. Mỗi tin + 24 giờ)
Đặt tin VIP tháng? Bấm vào đây
  1. hoang cam
    Thành viên chính thức Tham gia: 20/07/2009 Bài viết: 1.136
    chan ... chan.. chan ... em ko co y dinh thi cong chuc. neu muon lam cong ty ngoai dung chuyen ngang thi chac chang bao gio ve nghe an duoc . hic
    #1
  2. huutran
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 17/07/2009 Bài viết: 19
    Bạn tốt nghiệp chuyên ngành gì vậy ? Bạn cố gắng tìm thêm đi, hơi khó nhưng rồi sẽ có bạn ạ. Tui cũng đang tìm việc ở Vinh nè. "Ở đâu có ý chí, nơi đó có con đường". Chúc bạn thành công
    #2
  3. damme
    Tài khoản chưa kích hoạt Tham gia: 20/06/2009 Bài viết: 168
    Tại sao không?
    Rẽ trái và chứng minh mình đúng
    23:09:00, 15/04/2006
    Phương Nguyên - Như Lịch - Lan Anh - V.Anh - B.Hạnh



    Chị Nguyễn Thị Thu. ảnh: P.N
    “Người ta rẽ phải, riêng bạn rẽ trái và chứng minh mình đúng" là một tiêu chí tuyển chọn nhân viên rất độc đáo của ông Hoàng Hải Đường, giám đốc công ty CEO Goldsun, nơi nảy sinh nhiều ý tưởng kinh doanh "khác người" như bán vé bóng đá qua mạng (ale.com.vn), thuốc HAY (how are you), sản xuất ván sàn gỗ đầu tiên trong nước...
    "Rẽ trái" cũng là một hướng đi, bên cạnh việc "rẽ phải" hay "đi thẳng", là những hành động không giống số đông. Việc chọn hướng đi khác thói quen hay khác số đông thường dễ tìm ra cái độc đáo hơn, nhưng cũng chứa đựng rủi ro nhiều hơn. Và khi đã có những người dám "rẽ trái" thành công, thì tại sao chúng ta không thử... thay đổi tư duy của mình?
    Cú "rẽ trái" táo bạo của chị Nguyễn Thị Thu
    Tốt nghiệp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 1980, chị Thu về làm ở phòng kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam Seaprodex. Cuối những năm 80, công ty tổ chức tinh giản nhân lực, phòng kinh doanh của chị từ vài chục người chỉ còn được giữ lại vài người, và chị Thu là một trong số những "người ở lại may mắn" đó. Thế mà ai cũng bất ngờ khi chị quyết định "rẽ trái": Xin nghỉ việc! Chị tâm sự: "Lúc đó, mình quyết định nghỉ việc, một phần vì muốn thử sức, muốn tự kinh doanh, một phần vì thấy những anh em trong phòng khi bị tinh giản gặp nhiều khó khăn khi đi xin việc. Mình nghỉ việc thì thêm một người được giữ lại".
    Khi còn ở Seaprodex, chị làm kinh doanh rất nhiều sản phẩm như xăng, dầu, nhựa... Nhưng vào năm 1994, chị lại chọn giấy - một mặt hàng ít người nghĩ đến - trong cú "rẽ trái" này số vốn phải bỏ ra khá lớn, vì vậy rủi ro đối với doanh nghiệp mới khá cao. Chị chỉ tin ở dự đoán của mình là nhu cầu về giấy không chỉ ổn định mà ngày càng tăng cao trong tương lai gần.
    12 năm qua, đã có những lúc thị trường giấy biến động, giá giấy rớt khiến nhiều công ty kinh doanh mặt hàng này lao đao và công ty Toàn Lực do chị làm giám đốc cũng không nằm ngoài tác động ấy. Thế nhưng, người phụ nữ dịu dàng này vẫn vững vàng, kiên trì tìm trong khó khăn những cơ may phát triển, chỗ dựa của chị là ở chữ tín. Chị Thu tâm sự: "Nếu nói về tài chính sẽ có người vững hơn, nếu nói về kinh nghiệm sẽ có người nhiều kinh nghiệm hơn, nếu nói về tri thức sẽ có người nhiều tri thức hơn. Còn mình, điều quan trọng của mình là chữ tín".
    ...Giấy trên hộc tường, giấy trong tủ kính, giấy trong góc nhà, giấy bao bì, giấy in tạp chí, giấy cao cấp... Căn phòng làm việc của chị Thu có thể được coi là "bộ sưu tập" các loại giấy hiện có trên thị trường. Chị vẫn thủy chung với hướng đi riêng của mình như một niềm say mê kỳ lạ.
    Bước ngoặt của “Chinh đường phố”

    Anh Nguyễn Văn Chinh. ảnh: N.Lịch
    "Nhờ cú rẽ trái khá đột ngột cách đây 15 năm, tôi mới có biệt danh "Chinh đường phố". Đâu phải ai cũng có được cái tên... ấn tượng này, phải không?!" - Anh Nguyễn Văn Chinh, người quản lý các dự án chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Trường vừa học vừa làm 15.5 (gọi tắt là Trường 15.5) đã bắt đầu câu chuyện về bước ngoặt trong cuộc đời anh như thế. Tháng 8.1991, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao (TDTT) TP.HCM, Chinh trở thành huấn luyện viên lớp bóng chuyền và tham gia tổ chức các giải phong trào tại Trung tâm TDTT Q.1. Đang "đi thẳng" như vậy, đùng một cái, vào tháng 11.1991, anh rẽ sang "đầu quân" về Trường 15.5, TP.HCM. Khi đó, các lớp học Trường 15.5 rất tuềnh toàng, chỉ toàn nền đất vách ván và diện tích chật hẹp. Mặt khác, lương bổng giáo viên chẳng là bao nên hầu như ít ai muốn công tác lâu dài tại đây. Thầy Tần - Hiệu trưởng Trường 15.5 lúc đó đã "cảnh báo" Nguyễn Văn Chinh bằng những câu chân tình, thẳng thắn: "Đây là mảnh đất trắng. Em cày xới như thế nào, trồng cây gì trên đất này là tùy vào khả năng của em. Nhưng tui cũng phải nói trước, đó là những việc không hề dễ dàng!".
    15 năm đã trôi qua, Nguyễn Văn Chinh nhớ lại quãng đời đáng nhớ ấy: "Đôi lúc tôi cũng thấy chông chênh, "tay lái" muốn loạng choạng và mấy lần định "cài số lui" bởi những bức bách "cơm, áo, gạo, tiền" trong cuộc sống. Tuy nhiên, tôi cảm thấy ngày càng gắn bó hơn với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở đây. Giữa các em và tôi có những điểm tương đồng, ít ra là có cùng tuổi thơ nghèo khó, thiệt thòi". Hằng ngày, Chinh bận lu bù với nhiều loại dự án của Trường 15.5 dành cho những trẻ đường phố như: dự án dạy nghề, dự án dạy tiếng Anh, phổ cập vi tính, mời gọi tài trợ và cấp học bổng... Nghề huấn luyện viên trước đây cũng hỗ trợ Chinh phần nào trong công việc phụ trách mảng vui chơi giải trí cho trẻ đường phố. "Cái khác và khó hơn ở đây là phải lồng ghép phương pháp vật lý trị liệu trong những trò chơi và một số loại hình TDTTá" - anh giải thích. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa quên đội bóng đá trẻ đường phố Trường 15.5 do Nguyễn Văn Chinh làm huấn luyện viên đã đoạt cúp vô địch giải Bóng đá bãi biển trong thành phố - Cúp quốc tế MILO 2001 tại Thái Lan...
    Sau 15 năm, "Chinh đường phố" ngoảnh nhìn lại vạch xuất phát cho hành trình "rẽ trái" của mình với nụ cười bình thản và bản lĩnh: "Điều quan trọng để... rẽ phải hay rẽ trái là bạn muốn đạt được gì ở cuộc sống. Môi trường làm việc càng nhiều khó khăn thì càng thử thách khả năng chịu đựng của mình. Bản thân tôi không hề cảm thấy hối tiếc về lựa chọn trên. Nếu có tiếc nuối, thì đó chính là sự chưa thỏa mãn với những thành quả đem lại cho trẻ...".
    "Chàng khờ" Minh Triết: không thích "đi thẳng"

    Anh Nguyễn Minh Triết. ảnh: L.Anh
    "Khờ" - chuyện thứ nhất: Từ chối suất học bổng du học ở Pháp dành cho sinh viên xuất sắc ngành Hóa dầu ĐH Bách khoa TP.HCM và tất nhiên cũng bỏ luôn cơ hội trở về khoa làm giảng viên trẻ sau khi tốt nghiệp thạc sĩ.
    "Khờ" - chuyện thứ hai: Khảng khái lắc đầu với lời mời về làm kỹ sư cho một tập đoàn dầu khí nước ngoài, thay vào đó, đầu quân vào một công ty máy tính tư nhân nhỏ của Việt Nam với chức danh "nhân viên bán hàng" và mức lương chỉ còn xấp xỉ 1/10 lương kỹ sư hóa dầu do bên nước ngoài đề nghị.
    "Chàng khờ" ưa rẽ trái ấy là Nguyễn Minh Triết, giám đốc tập đoàn S.A.G (gồm 3 công ty con chuyên về tư vấn chiến lược, nghiên cứu thị trường và kinh doanh quà lưu niệm cao cấp). Tất nhiên, trước khi S.A.G ra đời, anh còn gây sốc cho bạn bè và người thân một lần nữa: từ bỏ vị trí giám đốc kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn dầu nhớt Shell nổi tiếng với mức lương 4 con số tính bằng đô la để bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình từ con số 0.
    Đem một loạt nghi vấn đến tìm "thân chủ", Minh Triết thản nhiên: "Mỗi người đều có một đam mê. Và hạnh phúc nhất là được sống với đam mê của mình. Đam mê của tôi là làm kinh doanh". Hỏi Triết có hối hận vì ngày xưa không theo đuổi con đường kỹ thuật đã dày công học ở đại học, anh cười lớn, giọng tự tin: "Nếu ngày ấy quyết định làm kỹ sư hóa dầu, có lẽ bây giờ tôi cũng đã thành công trong lĩnh vực kỹ thuật. Nhưng đam mê của tôi là kinh doanh, là đấu trí trên thương trường. Thế thì có gì đâu phải tiếc. Nói vậy thôi chứ tôi cũng không đoán trước điều gì cả. Vài ba năm nữa, biết đâu tôi lại bỏ mọi chuyện kinh doanh lại phía sau để thỏa sức du lịch bốn phương thì sao".
    Xem ra anh chàng chuyên gia tư vấn chiến lược này vẫn "ngấm ngầm" tìm những lối rẽ trái như vậy, đơn giản vì "mình thích làm gì hãy làm điều đó, đó cũng chính là một yếu tố để thành công".
    Nguyễn Hoàng Thịnh Trị: "Bằng lòng với quyết định "rẽ trái"

    Anh Nguyễn Hoàng Thịnh Trị bên học trò của mình. ảnh: V.Anh
    Từng làm thiết kế cho một công ty ở Hà Nội, nhưng rồi cảm thấy "không hợp" nên Thịnh Trị quyết định đi... dạy vẽ cho trẻ em khiếm thính và cơ nhỡ tại trường khiếm thính Anh Minh (TP.HCM). Làm thầy giáo của những trẻ em khuyết tật không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đã lựa chọn công việc này, Trị lao vào đó với tất cả sức lực và niềm say mê. Tự nhận mình là người "tham công, tiếc việc" nên ngoài giờ dạy, anh chàng còn tranh thủ làm thêm nhiều việc khác như tổ chức events và thiết kế theo một số dự án của bạn bè... với quyết tâm "kiếm thêm tiền để có điều kiện giúp đỡ các em có hoàn cảnh không may nhiều hơn". Cũng từ suy nghĩ này mà nhiều lần anh chàng "liều mình" đứng ra vận động cả bạn bè và một số mạnh thường quân hỗ trợ tổ chức triển lãm và mua tranh của các em khuyết tật và cơ nhỡ, mà gần nhất là lần triển lãm tranh nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 2005 tại khách sạn Equatorial. "Có thể mình không giàu tiền giàu bạc như một số bạn bè cùng khóa khi làm việc cho những công ty lớn, nhưng bù lại mình cảm thấy rất thoải mái và đầy đủ với những gì đang có: học trò và niềm đam mê cầm cọ vẽ. Mình không cố chứng minh chuyện rẽ trái là đúng hay sai, quan trọng hơn cả là bằng lòng với chính quyết định đó!" - Trị cười thổ lộ. Trước mắt, anh chàng tiếp tục lên kế hoạch và "kêu gọi" tài trợ cho lần triển lãm tranh kế tiếp vào tháng 6 sắp tới...
    P.N - N.L - L.A - V.A - B.H
    (thực hiện)
    #3
  4. hoang cam
    Thành viên chính thức Tham gia: 20/07/2009 Bài viết: 1.136
    thanks mọi người .
    #4
Trạng thái tin:
Đã KHÓA
backtop